Tư vấn phác đồ điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả

Tư vấn phác đồ điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả
Rối loạn tiền đình là căn bệnh ngày càng phổ biến với những đối tượng làm việc văn phòng và những người ít vận động tay chân. Xem ngay lưu ý phác đồ điều trị rối loạn tiền đình dưới đây để có được cách chữa trị hiệu quả.

Rối loạn tiền đình là căn bệnh ngày càng phổ biến với những đối tượng làm việc văn phòng và những người ít vận động tay chân. Vậy nên, dưới đây là phác đồ điều trị bệnh rối loạn tiền đình mà người bệnh cần tuân thủ.

1. Chứng rối loạn tiền đình

Dựa trên nghiên cứu khoa học thì tiền đình là vùng nằm ở phía sau ốc tai, là một hệ thống có vai trò quan trọng trong duy trì thăng bằng, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình.

Bệnh rối loạn tiền đình là hội chứng của nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng biểu hiện chung thường thấy đó là: Chóng mặt, mất thăng bằng, tim đập nhanh, buồn nôn, nôn nao, vã mồ hôi, cơ thể mệt mỏi... trong đó chóng mặt là một trong những triệu chứng hay gặp nhất, các bệnh nhân thường cảm thấy mọi thứ xung quanh xoay tròn rồi cảm thấy cơ thể mất thăng bằng đi đứng không vững.

Khả năng giữ thăng bằng của cơ thể tùy thuộc vào các cảm giác đến từ ba vùng chính là mắt, tai trong và các thớ thịt với khớp xương. Bộ phận mê đạo và tiền đình ở tai trong có trách nhiệm cung cấp cho não bộ các cảm giác về tư thế, vị trí và sự xoay của cơ thể cũng như sự hiện diện các vật xung quanh. Các chuyển động như quay mình, nghiêng qua phải qua trái, tới phía trước phía sau, lên trên hay xuống dưới đều được các bộ phận này ghi nhận.

Não bộ tiếp nhận, phân tích, phối hợp các tín hiệu này để giữ vững cho cơ thể. Khi não bộ không sử dụng được các tín hiệu này hoặc các tín hiệu không rõ rệt, trái ngược nhau thì ta sẽ xảy ra tình trạng bị mất thăng bằng.

2. Các dấu hiệu rối loạn tiền đình chung

- Có cảm giác cơ thể mình hoặc sự vật chung quanh đang quay hoặc di động.

- Bị mất thăng bằng, đi đứng không vững. Do đó, phải vịn vào vật tựa nào đó mới đứng lên và bước tới được

- Đầu nhẹ lâng lâng; Muốn xỉu, ngã; Yếu, mệt; Kém tập trung; Mắt mờ khi quay cổ, cử động đầu; Kèm theo đó là buồn nôn, ói mửa

Các triệu chứng xuất hiện bất thường trong một thời gian ngắn hoặc kéo dài lâu hơn.

3. Nguyên tắc phác đồ điều trị rối loạn tiền đình cần nhớ

3.1. Sử dụng thuốc

Khi dùng phác đồ điều trị rối loạn tiền đình bằng thuốc có thể giảm nhanh chóng triệu chứng rối loạn tiền đình

Sử dụng thuốc piragink viên uống, ngày uống 02 viên, mỗi ngày uống hai lần cùng với thuốc betaserc 16mg ngày hai viên cũng chia hai lần uống. Thuốc này có tác dụng rõ rệt cho lần đầu uống, tuy nhiên bệnh nhân nên sử dụng hết phác đồ trong vòng từ 05 - 07 ngày sau đó giảm piragink cho các ngày tiếp theo và sử dụng liên tục trong vòng 01 tháng.

Sử dụng phác đồ khác cũng có hiệu quả tương tự đó là dùng tanganil 500mg hoặc sibelium cộng thêm viên piragink ngày uống hai lần, dùng khoảng 5 đến 7 ngày.

3.2. Phác đồ điều trị rối loạn tiền đình bằng tập luyện cơ thể

Tư vấn phác đồ điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả - Ảnh 2.

Luyện tập thể dụng thể thao là việc vô cùng tốt nhất là trong việc điều trị rối loạn tiền đình

Tập luyện thường xuyên, nhịp điệu nhẹ nhàng, nghỉ ngơi và thư giản đầy đủ rất phù hợp và tốt cho sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh nhân cần được giám sát và hướng dẫn để tránh những chuyển động liên quan đến đầu đột ngột mà có thể tạo ra cơn chóng mặt hay hoa mắt. Mỗi bệnh nhân sẽ có một cơ chế luyện tập đặc biệt và ăn uống riêng phù hợp để đạt được hiểu quả tốt nhất trong quá trình điều trị.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng không nên ăn hoặc uống quá nhiều đồ dầu mỡ, cay, nóng thay vào đó là rau quả, đồ mát và không quá nhiều muối trong món ăn. Không nên hút thuốc và sử dụng đồ uống có gas và cồn như rượu bia, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và cho sự hoạt động của não.

- Tập thể dục thường xuyên.

- Để đèn ngủ sáng vào ban đêm cho dễ quan sát sự vật chung quanh.

- Không ngồi liên tục quá lâu, nhất là khi ngồi máy tính.

- Hạn chế sử dụng hay uống rượu, cà phê và thuốc lá.

- Tránh tiếp xúc với các chất hoặc thực phẩm có mùi vị mang tích kích thích,

- Tránh quay cổ hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh.

- Tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh nếu bạn thường xuyên bị choáng váng.

- Giảm căng thẳng, lo âu, hoảng hốt.

- Tránh leo trèo cao.

- Trao đổi thường xuyên với các y, bác sĩ để việc điều trị được tốt.

Trên đây là những lưu ý cũng như tư vấn về phác đồ điều trị rối loạn tiền đình, nếu bạn nhận thấy mình đang có những dấu hiệu của bệnh này thì cần tới gặp bác sĩ ngay để được tư vấn điều trị hiệu quả và kịp thời.

Tác giả: LH