Triệu chứng viêm VA chuyển nặng mọi người cần lưu ý

Triệu chứng viêm VA chuyển nặng mọi người cần lưu ý
Nếu viêm VA với các triệu chứng nhẹ có thể điều trị bằng thuốc và chế độ chăm sóc phù hợp. Nhưng một số trường hợp gặp các triệu chứng chuyển nặng có thể cần nạo VA để phòng ngừa các biến chứng.

Viêm VA là tình trạng xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Trẻ trong độ tuổi này khó chia sẻ về các triệu chứng gây khó chịu, nhất là trẻ trong độ tuổi chưa biết nói. Vì vậy, cha mẹ nên đặc biệt quan tâm đến các triệu chứng con gặp phải, nếu thấy có dấu hiệu chuyển nặng nên đưa trẻ đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.

1. Viêm VA là gì?

Viêm VA là bệnh liên quan tới vòm họng. VA là tổ chức lympho ở vòm họng cùng với amidan có tác dụng bắt giữ toàn bộ vi sinh vật có hại đi qua đường hô hấp, VA cũng có chức năng sản sinh ra kháng thể để chống lại virus.

Tuy nhiên, do tổ chức này thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn, virus gây hại, dẫn tới tình trạng sức khỏe chủ thể yếu, sức đề kháng kém làm cho tổ chức này bị tấn công sẽ gây tình trạng viêm, quá phát thành các khối to, gây ảnh hưởng tới việc lưu thông không khí, đồng thời có thể gây các triệu chứng từ nhẹ tới nặng khác nhau.

Triệu chứng chuyển nặng của viêm VA là gì? - Ảnh 1.

Viêm VA là bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

Viêm amidan là gì? Tổng quan về bệnh viêm amidan bạn cần biết

Ngứa họng do đâu và cách giảm ngứa họng nhanh nhất là gì?

2. Triệu chứng viêm VA chuyển nặng

Các triệu chứng điển hình của viêm VA ở trẻ là đau họng, sốt, ngạt mũi, sổ mũi, thở ngáy, ... Nhưng khi trẻ bị viêm VA nặng sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

- Khó thở: Khi VA bị viêm quá phát dẫn tới việc VA bị sưng to, cản trở đáng kể trong việc lưu thông không khí. Điều này dẫn tới việc hít thở khó khăn, thở khò khè và nguy hiểm hơn có thể gây ra tình trạng ngưng thở khi ngủ.

- Viêm mũi họng: Ngạt mũi kéo dài do viêm VA sẽ làm dịch mũi đọng lại và chảy về phía trước, xuất hiện tình trạng nước mũi trong. Lâu dài sẽ gây tình trạng bội nhiễm, nước mũi chuyển đục và gây viêm cho vùng tai mũi họng.

- Sốt cao liên tục: Trẻ bị viêm VA sẽ có biểu hiện sốt nhẹ, được cải thiện nhanh chóng. Tuy nhiên, việc sốt cao liên tục có thể cảnh báo tình trạng viêm nặng và cần được can thiệp sâu hơn.

Triệu chứng viêm VA chuyển nặng mọi người cần lưu ý - Ảnh 3.

Trẻ sốt cao liên tục khi bị viêm VA cảnh báo tình trạng nguy hiểm (Ảnh: Internet)

- Chảy máu: Khi tình trạng viêm VA chuyển nặng rất có thể các mạch máu bị tổn thương và xảy ra chảy máu.

- Tắc nghẽn khí quản: Hiện tượng phì đại cũng là nguyên nhân khiến người bệnh đối mặt với tình trạng tắc nghẽn khí quản, khó thở, nguy hiểm tới tính mạng.

- Đau họng khó chịu: Khi viêm VA chuyển nặng người bệnh sẽ có cảm giác đau, nuốt khó khăn, do khối viêm phì đại quá mức.

Ngoài các triệu chứng trên thì khi viêm VA chuyển nặng trẻ cũng sẽ có những cảm giác mệt mỏi, đau đầu, khó chịu, ngủ không ngon, … Vì vậy, nếu xuất hiện các dấu hiệu trên, cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

3. Viêm VA có nguy hiểm không?

Trẻ bị viêm VA có thể hồi phục nhanh chóng và ít gặp các biến chứng khi được điều trị đúng cách và kịp thời. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm, điều trị phù hợp thì có thể gây các biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Một số biến chứng có thể gặp khi bị viêm VA nặng: viêm hô hấp, viêm tai giữa, rối loạn tiêu hoá, viêm khớp, viêm cầu thận, biến dạng xương mặt, ... Nguy hiểm hơn cả khi trẻ gặp tình trạng phì đại, khó khăn trong việc lưu thông không khí. Điều này có thể gây tình trạng ngưng thở khi ngủ, đe doạ tới tính mạng của trẻ.

4. Phương pháp điều trị viêm VA

Một số phương pháp thường được sử dụng điều trị cho trẻ bị viêm VA như:

4.1. Sử dụng thuốc

Phương pháp này sẽ được bác sĩ áp dụng cho hầu hết các bệnh nhân, tùy vào mức độ khác nhau mà bác sĩ sẽ sử dụng liều lượng thuốc khác nhau.

Trong quá trình điều trị, khi nào người bệnh xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn thì mới được chỉ định dùng kháng sinh. Nếu không, thông thường sẽ dùng các loại thuốc giảm triệu chứng như hạ sốt, long đờm, kháng viêm, nhỏ mũi, ...

Điều quan trọng khi điều trị viêm VA là tuân thủ theo các chỉ định từ bác sĩ, không tự ý mua thuốc hoặc áp dụng các bài thuốc dân gian.

Triệu chứng viêm VA chuyển nặng mọi người cần lưu ý - Ảnh 4.

Phương pháp điều trị viêm VA chủ yếu là dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ (Ảnh: Internet)

4.2. Nạo VA

Đối với phương pháp này sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện tùy vào tình trạng của người bệnh. Phương pháp này chỉ được chỉ định khi tình trạng viêm tái đi tái lại nhiều lần, xảy ra nhiều biến chứng như viêm tai giữa, phế quản, viêm xoang hay tình trạng viêm VA quá nặng khiến kích thước VA phình quá to, gây nghẹt mũi, có nguy cơ gây ngừng thở, ...

Ngoài ra, có một số trường hợp chống chỉ định nạo viêm VA như:

+ Người bệnh liên quan đến máu, bệnh tim nặng, bệnh lao đang phát triển

+ Bị viêm nhiễm cấp mũi họng

+ Nhiễm virus như cúm, sởi, sốt xuất huyết, …

+ Bệnh nhân dị ứng, hen phế quản, hở hàm ếch..

+ Đang uống hoặc đang tiêm phòng dịch

+ Người bị mắc các rối loạn về đông máu hoặc mắc bệnh máu khó đông bẩm sinh như thalassemia, ...

4.3. Phương pháp tại nhà

Để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh nhanh chóng và giảm triệu chứng cho trẻ, cha mẹ nên thực hiện một số biện pháp như:

+ Vệ sinh mũi họng cho trẻ thường xuyên

+ Xây dựng chế độ ăn phù hợp: bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, ưu tiên đồ ăn loãng, chia nhỏ các bữa ăn, hạn chế đồ ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ, ...

+ Cho trẻ uống nhiều nước ấm

+ Dùng máy tạo độ ẩm giúp làm loãng dịch mũi và làm dịu họng, giảm tình trạng đau họng.

Trên đây là những triệu chứng viêm VA chuyển nặng. Nhìn chung, để giúp quá trình điều trị viêm VA hiệu quả và không để bệnh chuyển nặng, khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu viêm VA, cha mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện thăm khám và điều trị.


Tác giả: Nguyễn Lương