Triệu chứng rối loạn tiền đình và những điều cần biết

Triệu chứng rối loạn tiền đình và những điều cần biết
Bạn đã bao giờ tự hỏi mình biết gì về triệu chứng rối loạn tiền đình?

Rối loạn tiền đình có tên khoa học là Hội chứng rối loạn chức năng tiền đình. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng tuổi trưởng thành chiếm tỷ lệ cao nhất, đặc biệt là lứa tuổi trung và cao tuổi.

Khi cơ thể bắt đầu thoái hóa, các chức năng của cơ thể cũng suy giảm. Với những người lớn tuổi, điều này đồng nghĩa với việc khả năng mắc nhiều bệnh lý phối hợp càng cao hơn. Nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình cũng vì thế cao hơn. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, người cao tuổi sẽ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt khiến họ chán nản. Chất lượng cuộc sống cũng suy giamrtheo.

1. Nguyên nhân của triệu chứng rối loạn tiền đình

Tiền đình có thể hiểu là sự giữ thăng bằng cho cơ thể. Vậy nên, khi di chuyển, xoay người, cúi,…hệ thống tiền đình cũng sẽ nghiêng lắc theo các động tác để cơ thể được giữ ở vị thế cân bằng. Việc này được thực hiện bởi các nhóm thần kinh cao cấp trong nãm bộ. Dẫu vậy, rối loạn ở người cao tuổi lại xuất phát từ hệ thần kinh đằng sau ốc tai.

Triệu chứng rối loạn tiền đình và những điều cần biết - Ảnh 1.

Triệu chứng rối loạn tiền đình có thể tới từ nhiều nguyên nhân (Ảnh: Internet)

Nhiều bệnh lý có thể khiến rối loạn tiền đình xuất hiện ở người già:

- Thiếu máu não ở phụ nữ tiền mãn kinh hay thiểu năng tuần hoàn não.

- Rối loạn lipid máu: gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch.

- Các bệnh về thần kinh: u dây thần kinh, viêm dây thần kinh,…

- Các bệnh huyết áp: huyết áp cao và huyết áp thấp.

- Cơ xương bị tổn thương: thoái hóa cột sống, viêm khớp, thoái vị đĩa đệm.

- Sống trong môi trường quá nhiều tiếng ồn.

- Thời tiết chuyển mùa.

- Nhiễm độc thức ăn (độc tố của vi sinh vật, hóa chất).

- Người lười vận động.

2. Triệu chứng rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình thể hiện rõ nhất qua các cơn chóng mặt, lảo đảo muốn ngã vì mất thăng bằng. Bệnh nhân còn cảm thấy quay cuồng, nhức đầu, ù tai, hoa mắt, chân tay run rẩy, buồn nôn,… Các triệu chứng xuất hiện đột ngột trong thời gian ngắn hoặc kéo dài lâu và thường xuyên tái phát.

Triệu chứng rối loạn tiền đình và những điều cần biết - Ảnh 2.

Dấu hiệu thường thấy của triệu chứng rối loạn tiền đình là mất thăng bằng, nhức đầu,... (Ảnh: Internet)

Trong trường hợp bị nhẹ, bệnh nhân có thể gắng đứng dậy nhưng khả năng mất thăng bằng và dễ ngã khá cao.

Trong trường hợp bị nặng, bệnh nhân chỉ có thể nằm ở một tư thế, không ngồi dậy nổi, buồn nôn. Khi mở mắt ra lại thấy mọi việc đảo lộn, quay cuồng,…

Bệnh cạnh dó, các tình trạng nặng đầu, choáng váng, khó tập trung, hồi hộp, sợ ánh sáng,…cũng có thể xuất hiện kèm theo. Tình trạng này kéo dài có thể khiến chân tay tê bì, mắt mờ dần, suy nhược cơ thể, run rẩy,…

3. Cách phòng ngừa và điều trị triệu chứng rối loạn tiền đình

Khi phát hiện mình có triệu chứng rối loạn tiền đình, bệnh nhân cần tuyệt đối sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc tây y điều trị bệnh. Tuy nhiên, dùng thuốc nào hiệu quả với từng trường hợp thì không phải ai cũng biết. Vậy nên, đơn thuốc cần có sự chuẩn bị từ bác sĩ để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả cho phác đồ điều trị.

Bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh nhân cũng nên tập luyện thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên đối với bộ phận đốt sống cổ. Nếu luyện tập đúng phương pháp, khí huyết lưu thông, máu đi lên não thuận tiện, tình trạng rối loạn sẽ đỡ hơn. Theo nhiều chuyên gia, bạn có thể mỗi ngày dành khoảng 60 phút (chia làm 2 - 3 lần) để đi bộ. Chú ý, bạn không nên đi bộ khi tiết trở nắng hoặc trở lạnh. Việc ngối quá laai tại một vị trí (TV, máy tính, điện thoại,…) cũng nên hạn chế.

Triệu chứng rối loạn tiền đình và những điều cần biết - Ảnh 3.

Dù cho có triệu chứng rối loạn tiền đình, bệnh nhân vẫn luôn cần phải bình tĩnh (Ảnh: Internet)

Người cao tuổi cũng nên hạn chế rượu, bia và uống đủ nước hàng ngày. Tinh thần cẩn thoải mái, tránh những việc căng thẳng mang lại cảm giác lo ấu. Nếu thấy trường hợp chóng mặt kèo theo sốt cao, nhức đầu đột ngột, không nhìn rõ vật, giảm thính giác thì bạn nên tới bệnh viện ngay lập tức.

Tổng hợp

Tác giả: Quang Anh