Trẻ bị thận hư nên áp dụng chế độ ăn như thế nào?

Trẻ bị thận hư nên áp dụng chế độ ăn như thế nào?
Chế độ ăn dinh dưỡng, khoa học và hợp lý có vai trò rất quan trọng trong điều trị, phục hồi sức khỏe cho trẻ bị thận hư.
Trẻ bị thận hư nên áp dụng chế độ ăn như thế nào - Ảnh 1.

Trẻ bị thận hư nên ăn uống như thế nào? (Ảnh: Internet)

Hội chứng thân hư trong y học lâm sàng và sinh hóa được đặc trưng bởi: lipid máu tăng và có phù, protein niệu nhiều (> 3,5g/24giờ), albumin máu giảm (<30g l), protein máu giảm (<60g l).. Đây là dạng bệnh lý có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. 

Trẻ em ở độ tuổi 2-8 là đối tượng có tỉ lệ mắc thận hư cao nhất, tỉ lệ trẻ bị thận hư nam nhiều hơn trẻ bị thận hư nữ (tỉ lệ nam /nữ là 2/1).

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho trẻ bị thận hư:

1. Về Muối khoáng, nước và các loại vitamin

Ảnh 1.

Trẻ bị thận hư cần bổ sung nhiều rau củ quả có chứa khoáng chất và các vitamin thiết yếu (Ảnh: Internet)

- Khi trẻ bị thận hư có phù, nên hạn chế uống nước, thiểu niệu hoặc vô niệu.

- Nên ăn nhạt khi có phù hoặc tăng huyết áp. Lượng natri 25 - 50mg/kg cân nặng/ngày (khoảng 1 - 2g muối/ngày).

- Nên ăn nhiều các loại thực phẩm chống oxy hóa như cam, xoài, giá đỗ, cà rốt, đu đủ.

Do trong nhóm thực phẩm này có thành phần là các selenium có chứa vitamin C, vitamin A và beta caroten. Các hợp chất này hạn chế sự phát triển của các tế bào gây bệnh tự do - nguyên nhân chính làm xơ hóa cầu thận và dẫn đến suy thận.

Với trường hợp trẻ xét nghiệm trong máu có kali và đi tiểu ít thì phụ huynh nên hạn chế bổ sung rau củ quả như: cam, chuối, dứa, mận, chanh.

2. Về Lipid (Chất béo)

Năng lượng cung cấp bởi chất béo cần phải được cân đối sao cho đảm bảo 15 - 20% trên tổng số năng lượng. Trong đó tỉ lệ giữa các loại axít béo no, axit béo nhiều nối đôi và axit béo một nối đôi phải ở mức 1/3.

Tùy vào nhóm tuổi của trẻ bị bệnh mà lượng lipid cần cung cấp lần lượt như sau:

- Trẻ từ 1 - 3 tuổi là 20 - 30g

- Trẻ từ 4 - 6 tuổi là 27 - 35g

- Trẻ từ 7 - 9 tuổi là 30 - 35g

- Trẻ từ 10 - 15 tuổi là 35 - 40g.

Trẻ bị thận hư tuyệt không được ăn những thực phẩm có chứa nhiều cholesterol như óc, lòng, các loại nội tạng động vật, bơ, mỡ, trứng. Nguyên nhân là do nhóm thực phẩm này cung cấp lượng chất béo vượt xa mức cho phép gấp nhiều lần.

Nên hấp, luộc; hạn chế các món xào, rán, quay cho trẻ bị thận hư. Nên tăng cường sử dụng các loại dầu có nguồn gốc thực vật như: dầu vừng, dầu hạt cải, dầu đậu tương hay dầu lạc,..

3. Về Protein (Chất đạm)

Ảnh 2.

Các loại thực phẩm giàu protein (Ảnh: Internet)

Quá trình bài tiết gây mất nhiều protein dẫn đến giảm protein máu… nên bổ sung một lượng đạm vừa đủ cho trẻ là cần thiết.

Tuy nhiên các chuyên gia cũng lưu ý rằng, trẻ bị thận hư không nên ăn quá nhiều thực phẩm giày đạm vì có thể gây xơ hóa cầu thận. 

Lượng protein cần thiết cho khẩu phần ăn trong ngày của người bình thường là từ 1,5 đến 3kg, trong đó tỷ lệ đạm thực vật chiếm 1/3 (bao gồm đậu, mì, gạo,..) và đạm động vật chiếm 2/3 (bao gồm: sữa, trứng, cua hay tôm,..).

Cũng tương tự như lipid, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ mà yêu cầu bổ sung cho trẻ cũng khác nhau, cụ thể:

- Trẻ từ 1 - 3 tuổi là 30 - 35g

- Trẻ từ 4 - 6 tuổi là 40 - 45g

- Trẻ từ 7 - 9 tuổi là 45 - 50g

- Trẻ từ 10 - 15 tuổi là 60 - 70g.

4. Về năng lượng

Trẻ bị thận hư nên áp dụng chế độ ăn như thế nào - Ảnh 2.

Chất bột đường (Ảnh: Internet)

Trẻ bị thận hư cần đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng tương tự như đối với trẻ bình thường và phụ thuộc vào nhóm tuổi: 

- Trẻ từ 1 - 3 tuổi là 1.300kcal

- Trẻ từ 4 - 6 tuổi 1.600kcal

- Trẻ từ 7 - 9 tuổi 1.800kcal

- Trẻ từ 10 - 15 tuổi 2.200 - 2.400kcal.

5. Các lưu ý khác

- Chất béo: Nên sử dụng các loại dầu có nguồn gốc thực vật và hạn chế tối đa nhất sử dụng mỡ có nguồn gốc động vật.

- Chất đường bột (hay còn gọi là tinh bột): Không nên kiêng bất kì loại bột, mì, khoai, sắn nào.

- Trẻ bị thận hư cần ăn uống thanh đạm hơn, vì thế ưu tiên các món hấp hoặc luộc; hạn chế xào, chiên hay rán.

- Chất đạm: chỉ cho trẻ ăn trứng từ 1 đến 2 quả trong 1 tuần. Tuyệt đối không ăn các món ăn có nguồn gốc nội tạng như dạ dày, óc, gan, thận,..

Ngoài ra phụ huynh có thể tăng lượng canxi và đạm cho trẻ bằng cách sử dụng sữa tách béo mà vẫn đảm bảo an toàn.

ThS.BS. NGUYỄN VĂN TIẾN

(Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng Viện Dinh dưỡng Quốc gia)

Tác giả: Trương Thị Mỹ Duyên