Trẻ bị chớp mắt liên tục do đâu? Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Trẻ bị chớp mắt liên tục do đâu? Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Trẻ bị chớp mắt liên tục hay nháy mắt liên tục ngoài lý do mỏi mắt hay mắt có dị vật thì còn có thể do một số tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác.

Trước khi tìm hiểu lý do khiến trẻ bị chớp mắt liên tục do đâu và có nguy hiểm không thì cha mẹ cần hiểu chớp mắt là hành vi cần thiết cho sức khỏe đôi mắt. Các tác dụng của việc chớp mắt bao gồm:

- Làm sạch các hạt bụi, ghèn mắt, tế bào chết ra khỏi mắt

- Vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy tới mắt giúp mắt khỏe mạnh

- Làm ướt mắt, ngăn ngừa khô mắt và giảm nguy cơ gặp các vấn đề với màng nước mắt,...

Tất cả những chức năng kể trên cũng đóng vai trò trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng mắt xảy ra cũng như giúp mắt được nghỉ ngơi trong khoảng thời gian ngắn. Nếu không chớp mắt hoặc việc chớp mắt không diễn ra đủ thì bạn có thể gặp các nguy cơ như:

- Sưng giác mạc do oxy không được vận chuyển từ màng nước mắt tới giác mạc khiến giác mạc bị sưng do thiếu oxy. Trên thực tế thì mắt cũng có thể bị sưng lên một chút khi ngủ nhưng sẽ trở lại bình thường ngay sau khi bạn thức dậy

- Mắt thiếu dinh dưỡng cần thiết để duy trì độ sáng khỏe

- Khô mắt do màng nước mắt không được bổ sung dẫn tới đau mắt và mờ mắt

- Nguy cơ nhiễm trùng mắt tăng lên do mắt không loại bỏ được các mảnh bụi, ghèn mắt,... ra khỏi mắt,...

Trung bình một ngày hầu hết mọi người chớp mắt từ 15 - 20 lần mỗi phút (tuy nhiên đối với trẻ mới biết đi, chớp mắt nhiều hơn 15 lần mỗi phút được coi là nhiều), điều đó có nghĩa là - khi bạn thức, số lần bạn có thể chớp mắt là:

+ 900 - 1.200 lần/giờ

+ 14.400 - 19.200 lần/ngày

+ 100.800 - 134.000 lần/tuần

+ 5,2 - 7,1 triệu lần/năm.

Mỗi lần chớp mắt kéo dài từ 0,1 - 0,4 giây. Nếu dựa vào số lần trung bình một người chớp mắt mỗi phút thì con số này chiếm khoảng 10% thời gian mà bạn thức. Theo Healthline, không có sự khác biệt về số lần chớp mắt theo giới tính hay độ tuổi.

Vậy trẻ bị chớp mắt liên tục là do đâu?

Dưới đây là một số lý do khiến trẻ bị chớp mắt/nháy mắt liên tục mà phụ huynh cần lưu ý:

1. Có dị vật trong mắt trẻ

Nếu trẻ đột nhiên nháy mắt hay chớp mắt quá nhiều thì đây có thể là phản xạ tự nhiên khi có vật gì đó mắc kẹt trong mắt trẻ chẳng hạn như lông mi, bụi bẩn hoặc đất cát,.. Bạn có thể giúp trẻ bằng cách rửa mắt bằng nước sạch hoặc dung dịch rửa mắt chuyên dụng để rửa trôi các dị vật này ra khỏi mắt.

Trẻ bị chớp mắt liên tục do đâu? Khi nào cần thăm khám bác sĩ? - Ảnh 3.

Trẻ có dị vật trong mắt khiến trẻ chớp mắt liên tục (Ảnh: Internet)

Chuẩn bị rất đơn giản, chỉ cần 1 chiếc cốc rửa mắt đựng nước sạch, cho trẻ nghiêng đầu trẻ và mắt vào cốc nước rồi hướng dẫn trẻ chớp mắt từ từ để nước chảy vào mắt và đưa dị vật ra ngoài. Biện pháp này được áp dụng đối với trẻ lớn và có sự hợp tác thực hiện của trẻ.

Hoặc có thể sử dụng tăm bông hoặc góc khăn sạch để lấy dị vật. Tuy nhiên không được quẹt khắp mắt trẻ vì có thể gây tổn thương giác mạc. Khi lấy dị vật, cần hướng dẫn trẻ nhìn về phía ngược lại với vị trí có dị vật và dùng tay nhấc nhẹ mí mắt lên.

Với dị vật có kích thước lớn hoặc trẻ quá nhỏ cha mẹ tuyệt đối không được tự ý lấy dị vật ở mắt cho trẻ tại nhà mà cần đến sự trợ giúp của các nhân viên y tế, đặc biệt nếu trẻ chớp mắt kèm chảy dịch lẫn máu hoặc thị lực giảm.

2. Dị ứng theo mùa

Nếu trẻ bị dị ứng, mắt của trẻ sẽ bị khô và khiến trẻ chớp mắt cũng như dụi mắt nhiều hơn để giảm cảm giác khó chịu. Ngoài triệu chứng trẻ bị chớp mắt liên tục thì các biểu hiện khác có thể gặp ở trẻ bị dị ứng là nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, sổ mũi, hắt hơi nhiều lần; mắt đỏ, ngứa và chảy nước;...

Khi tất cả các dấu hiệu đều cho thấy trẻ bị dị ứng, liên hệ với bác sĩ để được kê thuốc chống dị ứng và thuốc nhỏ mắt cho trẻ.

3. Khô mắt

Không phải tất cả tình trạng khô mắt đều có liên quan tới dị ứng. Thời tiết khô hanh và các chất ô nhiễm từ môi trường có thẻ khiến trẻ bị khô mắt và phải chớp mắt liên tục.

Trẻ bị chớp mắt liên tục do đâu? Khi nào cần thăm khám bác sĩ? - Ảnh 4.

Dị ứng khiến mắt trẻ ngứa, chảy nước mắt và nháy mắt liên tục (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

Mắt bị khô và mỏi: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Mắt bị ngứa: Nguyên nhân và cách điều trị

Trong trường hợp này các thiết bị tạo độ ẩm có thể hữu ích nếu không khí trong nhà hoặc trong phòng ngủ của trẻ bị khô. Ngoài ra một số loại nước nhỏ mắt nhân tạo dành cho trẻ em cũng có thể hữu ích. Nếu trẻ bị nháy mắt do khô mắt, hãy để trẻ nghỉ ngơi và tránh xa các thiết bị điện tử; đồng thời hạn chế việc trẻ dụi mắt liên tục để tránh tổn thương tới giác mạc.

4. Các vấn đề về thị lực

Chớp mắt liên tục cũng là một dấu hiệu phổ biến cho thấy trẻ đang gặp các vấn đề về thị thực. Chớp mắt nhiều cho thấy trẻ đang cố gắng tập trung để nhìn rõ hơn. Các dấu hiệu khác của vấn đề thị lực tiềm ẩn của trẻ bao gồm:

- Đau đầu thường xuyên

- Hay nheo mắt

- Nghiêng đầu khi cố gắng tập trung

- Dụi mắt liên tục

- Ngồi gần tivi khi xem hoặc để sách quá gần mắt khi đọc.

Cha mẹ nên cho trẻ đi kiểm tra mắt để tìm thấy vấn đề thị lực mà trẻ đang gặp là gì, chẳng hạn như cận thị, viễn thị, loạn thị,...

Trẻ bị chớp mắt liên tục do đâu? Khi nào cần thăm khám bác sĩ? - Ảnh 5.

Đôi khi trẻ bị chớp mắt liên tục do các vấn đề liên quan tới thị lực (Ảnh: Internet)

5. Lác mắt

Trẻ bị lác mắt cũng có thể chớp mắt nhiều hơn trẻ có mắt bình thường, điều này thường phổ biến hơn ở trẻ mới biết đi tới 3 tuổi. Với trẻ sơ sinh có hiện tượng mắt lác là hoàn toàn bình thường, cha mẹ cần theo dõi thêm để khám sớm nếu tình trạng lác mắt không hết khi trẻ biết đi hoặc có các triệu chứng bất thường ảnh hưởng tới sinh hoạt của trẻ.

6. Hội chứng TIC

Hội chứng TIC là thuật ngữ chỉ tình trạng rối loạn vận động do xem tivi, sử dụng điện thoại quá nhiều ở trẻ với các triệu chứng phổ biến khác ngoài biểu hiện mí mắt giật giật, nháy mắt/chớp mắt liên tục như:

- Hành vi: cử động đầu và vai (nhún vai, cử động hàm), nhấp nháy, giật, đập, nhấp ngón tay, chạm vào đồ vật hoặc người khác.

- Âm thanh: ho, hắng giọng hoặc rên rỉ, lặp lại các từ hoặc cụm từ.

- Cảm xúc: tức giận, mệt mỏi, lo lắng, phấn khích.

Các hành vi này đều diễn ra ngắn, lặp lại liên tục và không kiểm soát được. Nếu không được kiểm soát sớm, TIC có thể phát triển nghiêm trọng hơn thành hội chứng Tourette - một dạng rối loạn thần kinh phức tạp có liên quan tới cả vận động cơ và giọng nói.

7. Trẻ bị căng thẳng và lo lắng

Một số trẻ bị căng thẳng và lo lắng cũng có thể chớp mắt hoặc nháy mắt nhiều hơn, khi căng thẳng gia tăng, số lần trẻ giật mí mắt cũng tăng lên.

Ngoài triệu chứng này, trẻ có thể nhạy cảm với ánh sáng, mỏi mắt nếu sống chung với căng thẳng và lo lắng kéo dài.

Trẻ bị chớp mắt liên tục do đâu? Khi nào cần thăm khám bác sĩ? - Ảnh 6.

Thường thì tình trạng trẻ bị nháy mắt liên tục không có quá nhiều lo ngại (Ảnh: Internet)

Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Thường thì tình trạng trẻ bị nháy mắt liên tục không có quá nhiều lo ngại tuy nhiên nếu trẻ bị nháy mắt liên tục kèm theo các triệu chứng nhiễm trùng như đỏ mắt, đau đớn, khó chịu, chảy nước mắt, mắt bị rát ngứa kéo dài, nhạy cảm với ánh sáng, sưng tấy, mờ mắt, mất thị lực đột ngột hay mờ mắt thì cha mẹ cần nhanh chóng cho trẻ tới cơ sở để được chẩn đoán bằng các kiểm tra mắt và sàng lọc thị lực.

Bên cạnh đó, các tình trạng viêm mí mắt hoặc mống mắt, bệnh đa xơ cứng, bệnh Wilson cũng có thể khiến trẻ bị nháy mắt liên tục mà cha mẹ cần lưu ý.

Nguồn dịch:

1. How Many Times Do You Blink in a Day?

2. Why Is My Toddler Blinking a Lot?


Tác giả: Allen