Trầm cảm khi mang thai các mẹ đừng thờ ơ

Trầm cảm khi mang thai các mẹ đừng thờ ơ
Với người phụ nữ mang thai là khoảng thời gian đẹp nhất nhưng đây cũng chính là giai đoạn khá nhạy cảm và thực sự mệt mỏi, thậm chí đã có những người bị trầm cảm khi mang thai .

1. Biểu hiện của bệnh trầm cảm

Mang thai với nhiều người là khoảng thời gian vô cùng hạnh phúc, họ cảm thấy yêu đời hơn và có những suy nghĩ tích cực hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng cảm nhận được điều này vào mọi thời điểm khi mang thai.

Ảnh 1.

Có rất nhiều mẹ bầu đã bị trầm cảm khi mang thai ( ảnh: internet)

Có rất nhiều mẹ bầu đã bị trầm cảm khi mang thai và chính điều này đã khiến cho chứng bệnh trầm cảm trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với chị em phụ nữ. Mặc dù trầm cảm khi mang thai sẽ không chỉ ảnh hưởng đến mẹ bầu về mặt tình cảm, sức khỏe, cách cư xử mà còn tác động xấu đến thai nhi.

Trầm cảm khi mang thai mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau, tuy nhiên mọi người có thể nhận ra qua một số biểu hiện như: mất tập trung, khóc lóc, cơ thể suy nhược, tinh thần trì trệ, khó ngủ, mất ngủ, lo lắng, thường xuyên buồn rầu, tuyệt vọng, thậm chí có ý nghĩ tự sát,...

2. Nguyên nhân gây trầm cảm khi mang thai

Được làm mẹ chắc chắn sẽ là niềm hạnh phúc của mọi chị em nhưng với một chiếc bụng ngày một lớn, cân nặng tăng nhanh chóng, mệt mỏi, lo lắng về sự xuất hiện của thành viên mới sẽ khiến chị em trở nên căng thẳng và áp lực.

Ảnh 2.

Nếu mẹ bầu gặp khó khăn trong cuộc sống thì nguy cơ bị trầm cảm khi mang thai lại càng cao (ảnh: internet)

Ngoài ra, nếu mẹ bầu gặp khó khăn trong cuộc sống thì nguy cơ bị trầm cảm khi mang thai lại càng cao. Ví dụ, nếu đang gặp khó khăn trong những mối quan hệ với người những người xung quanh thì khi mang bầu bạn sẽ rất dễ bị trầm cảm.

Một số yếu tố khác cũng được xem là nguyên nhân gây trầm cảm khi mang thai là áp lực cuộc sống, khó khăn trong công việc, thu nhập thấp, mang thai ngoài ý muốn. Thậm chí nếu mẹ bầu đã từng bị sảy thai thì cũng có nguy cơ bị trầm cảm khi mang thai lần tiếp theo. Bởi mẹ bầu sẽ có cảm giác bất an, lo lắng cho sự an toàn của em bé trong bụng mình.

3. Biện pháp khắc phục chứng trầm cảm khi mang thai

Để khắc phục chứng trầm cảm khi mang thai, mẹ bầu nên chia sẻ những điều khiến mình khó chịu với bác sĩ, chắc chắn họ sẽ mang đến cho bạn những lời khuyên tốt nhất. Bên cạnh đó bạn hãy loại bỏ những cảm xúc, suy nghĩ hỗn độn và tập trung dưỡng thai cũng như chăm sóc sức khỏe.

Ảnh 3.

Nếu mẹ bầu dùng thuốc chống trầm cảm cần có chỉ định của bác sĩ (ảnh: internet)

Nếu mẹ bầu đang gặp khó khăn trong công việc hay trong vấn đề tài chính thì hãy giải quyết từng vấn đề một. Bạn không nên ép mình phải giải quyết sớm nhất mọi vấn đề, hãy cho phép mình thư giãn, nghỉ ngơi và làm những việc mình thích. Chăm sóc thai nhi nhưng các mẹ bầu cũng đừng quên chăm sóc bản thân mình.

Mẹ bầu cũng có thể tham gia vào những hoạt động thể thao, vận động cơ thể trong thời gian mang thai. Các mẹ có thể thực hiện những bài tập phù hợp để giải phóng năng lượng dư thừa và giúp cải thiện tinh thần. Chị em có thể tham gia những lớp học bơi, đi bộ, yoga, những bộ môn này rất tốt cho phụ nữ mang thai.

Mẹ bầu hãy thoải mái tâm sự, chia sẻ với chồng của mình, bởi đây chính là lúc bạn cần được quan tâm và che chở. Nếu là bà mẹ đơn thân thì hãy nhờ đến sự giúp đỡ của người thân hoặc những người bạn bè đáng tin cậy.

Nếu đã thực hiện tất cả những biện pháp trên nhưng vẫn không thể khắc phục được chứng trầm cảm khi mang thai thì hãy đến gặp bác sĩ, học sẽ có bạn những lời khuyên tốt nhất để giải tỏa những vấn đề đang bức xúc.

4. Dấu hiệu mẹ bầu cần quan tâm

Nếu đã từng có ý định muốn tự tử hay cảm thấy mất phương hướng thì mẹ bầu tuyệt đối không được thờ ơ. Bởi lúc này bạn đang cảm thấy thực sự hoảng loạn. Khi đó hãy đến gặp bác sĩ ngay để tìm hướng xử lý kịp thời.

Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu chỉ cần đấu tranh để giữ cho tinh thần thoải mái, xây dựng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học, chăm sóc bản thân nhiều hơn thì tâm trạng bất ổn cũng sẽ được chấm dứt.

Ảnh 4.

Trong khi mang thai mẹ bầu nên tránh những tác động ảnh hưởng đến tâm lý (ảnh: internet)

Việc tìm đến bác sĩ là việc nên làm. Bởi trong khi mang thai cả thể chất và tâm lý của bạn đều rất nhạy cảm và cần có sự hỗ trợ từ người khác. Việc tìm đến bác sĩ cũng chính là cách để bạn giữ cho thai nhi và bản thân được an toàn và khỏe mạnh.

Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và kê thuốc cho bạn để điều trị những cảm xúc mệt mỏi, chán nản. Tuy nhiên việc dùng thuốc để điều trị trầm cảm khi mang thai ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi nên chị em tuyệt đối không được tự ý mua thuốc mà phải thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Mặc dù trầm cảm khi mang thai và trầm cảm sau sinh có liên quan đến nhau tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc nếu mẹ bầu cảm thấy chán nản trong khi mang thai thì sau sinh sẽ bị trầm cảm. Tuy nhiên các mẹ tuyệt đối không được thờ ơ với chứng trầm cảm khi mang thai, hãy biết lắng nghe cơ thể mình để kịp thời phát hiện những bất thường.

Tác giả: Đỗ Hoa