Phương pháp tầm soát ung thư gan phổ biến hiện nay

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Phương pháp tầm soát ung thư gan phổ biến hiện nay
Ung thư gan là căn bệnh rất nguy hiểm, chính vì thế, việc tầm soát ung thư gan từ sớm là rất quan trọng, nhất là với nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư gan.


Những biện pháp tầm soát ung thư gan từ sớm nhằm mục đích phát hiện ung thư ngay từ giai đoạn sớm nhất, trước khi có triệu chứng bệnh. Khi phát hiện có các mô bất thường ở tế bào gan, hay ung thư giai đoạn đầu thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn. Nếu bạn còn chưa biết tầm soát ung thư gan có những phương pháp nào thì hãy xem ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn và cùng để góp phần đẩy lùi căn bệnh ung thư gan này.

1. Vì sao cần đến các phương pháp tầm soát ung thư gan?

Ung thư gan là căn bệnh rất nguy hiểm, và khi người bệnh nhận thấy những dấu hiệu bất thường biểu hiện ra bên ngoài thường là khi ung thư đã chuyển sang giai đoạn muộn và bắt đầu lây lan mạnh. Chính vì thế, việc tầm soát ung thư gan từ sớm là rất quan trọng, nhất là với nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư gan.

2. Các phương pháp tầm soát ung thư gan hiện nay

2.1. Phương pháp siêu âm gan

Siêu âm gan là xét nghiệm chẩn đoán ung thư gan đầu tiên, vì cách làm này có thể giúp phát hiện ra các khối u gan dù có kích thước rất nhỏ. Đi cùng với phương pháp này, chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI) cũng được thực hiện để chẩn đoán và xác định các giai đoạn của khối u gan.

2.2. Phương pháp sinh thiết gan

Sau khi làm xét nghiệm chẩn đoán, sinh thiết gan được sử dụng nhằm mục đích khẳng định chẩn đoán. Bác sĩ sẽ dung kim chuyên dụng cho sinh thiết, lấy một  mẫu mô của khối u nghi ngờ ung thư gan.  Ở phương pháp này dùng kính hiển vi để quan sát  mẫu mô lấy được đó. Từ đó xác định tế bào ung thư, phân biệt khối u trong gan đó là khối u lành tính hay ác tính.

2.3. Phương pháp xét nghiệm Alpha fetoprotein (AFP)

Đây là xét nghiệm máu nhằm mục đích đo lường chỉ điểm khối u, Khi nồng độ cụ thể ủa một chất nào đó trong máu tăng cao là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư. 

Alpha feroprotein là một chất do ung thư gan tiết ra, đây là dạng protein do gan tổng hợp ở giai đoạn bào thai, và ngưng tổng hợp khi thai nhi ra đời. Khi xét nghiệm thấy nồng độ AFP cao bất thường ở người lớn chính là dấu hiệu của bệnh ung thư gan. Bên cạnh đó, xét nghiệm thấy nồng độ của sắt trong máu cũng là dấu hiệu của khối u gan.

2.4. Phương pháp phẫu thuật nội soi

Phương pháp này sử dụng ống kính nội soi nối với camera mini và nguồn sáng, cùng với một số dụng cụ nhỏ đưa vào cơ thể, thông qua những vết rạch trên da khoảng từ 5 – 10 mm.

Phương pháp này rất hiệu quả trong việc phát hiện những khối u có kích thước nhỏ, xác định mức độ hư hại của gan. Hoặc lấy sinh thiết và xác nhận kết quả của những xét nghiệm kiểm tra trước đó.

2.5. Phương pháp Fiborscan

Phương pháp này có độ chẩn đoán chính xác tương đương với sinh thiết gan, nhưng có lợi hơn ở cỗ ít tốn kém và ít gây đau đớn hơn. Fibroscan là phương pháp đưa một đầu dò vào cơ thể để đo độ cứng của gan. Từ đó cung cấp các thông tin dự báo và tiên lượng nguy cơ xơ gan mất bù, ung thư gan và khả năng sống của bệnh nhân.

Việc tầm soát ung thư gan không nhất thiết phải làm thường xuyên. Tuy nhiên, với nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư gan, các chuyên gia y tế khuyến cáo nên thực hiện tầm soát ung thư  định kỳ ít nhất là 6 tháng đến 1 năm/ lần. Nhóm đối tượng này gồm:

- Những người bị nhiễm viêm gan virus B, C mãn tính

- Người bị xơ gan

- Những người thường xuyên uống nhiều rượu bia

- Người thân trong gia đình từng mắc bệnh ung thư gan.

Trên đây là những phương pháp được ứng dụng phổ biến trong thời gian hiện nay, rất mong những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có được cái nhìn chân thực và kiến thức bổ ích cho việc duy trì sức khỏe của mình.


Tác giả: NLM