Ung thư vú: dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị chi tiết

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Ngoại Tổng hợp
Ung thư vú: dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị chi tiết
Tìm hiểu về ung thư vú: Nguyên nhân, phân loại, nhận biết, phòng tránh và hướng điều trị bệnh ung thư vú.

Bệnh ung thư vú là bệnh lý nguy hiểm, thường gặp ở nữ giới. Ở Việt Nam, số ca phát hiện bệnh ngày càng tăng, và độ tuổi ngày càng trẻ hóa. Vậy làm sao để nhận biết và phòng tránh căn bệnh ung thư vú nguy hiểm này?

1. Ung thư vú là gì?

Theo Globocan - Cơ quan ghi nhận ung thư toàn cầu, thì ung thư vú chiếm đến 25% các trường hợp mắc ung thư được ghi nhận, chiếm 21% trong tổng số các loại ung thư ở phụ nữ. Ung thư vú là bệnh ung thư thường gặp và gây tử vong cao hàng đầu ở phụ nữ.  

Ung thư vú là tình trạng xuất hiện các tế bào đột biến ở vú, chúng phát triển không kiểm soát và dễ lây lan ra các mô xung quanh. Phần lớn các trường hợp ung thư vú đều bắt đầu từ các ống dẫn sữa, các trường hợp khác phát triển ở các tiểu thùy và túi sữa. Ung thư vú nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể di căn sang các cơ quan khác như xương, gan, phổi, não,... khiến người bệnh càng thêm đau đớn.

Hầu hết những người mắc bệnh ung thư vú đều là nữ giới. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nam giới cũng có thể mắc bệnh này. 

ung thư vú

Ung thư vú là tình trạng xuất hiện các tế bào đột biến ở vú, chúng phát triển không kiểm soát và dễ lây lan ra các mô xung quanh. (Nguồn ảnh: Internet)

2. Dấu hiệu ung thư vú

    2.1. Thay đổi đầu ti

Thay đổi đầu ti là một trong những dấu hiệu ung thư vú khá đặc trưng. Khi mắc bệnh, đầu ti của bệnh nhân sẽ có nhiều thay đổi và diện mạo như:

+ Đầu ti bị tụt vào hoặc cứng lên

+ Đầu ti sưng tấy, đỏ, lồi lõm, rỗ hoặc có vảy

+ Hai đầu ti không đối xứng

Lý do là do đầu ti bị kéo bởi các khối u ung thư, do đó gây ra tình trạng biến dạng. 

    2.2. Đau ở đầu ti hoặc trên ngực

Một biểu hiện ung thư vú rất dễ nhận biết khác là người bệnh sẽ cảm thấy đau nhói ở trên ngực hoặc ở đầu ti. Cảm giác đau này thường kéo dài âm ỉ và không tuân theo quy luật nào. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, những cơn đau này sẽ ngày càng dữ dội hơn. Vì vậy, khi có bất cừ triệu chứng đau ở ngực nào, bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khác ngay. 

    2.3. Sưng hoặc nổi hạch ở ngực

Ngực của người bệnh ung thư vú sẽ sưng hoặc đỏ, sờ vào không đau. Đây là dấu hiệu rất phổ biến cảnh báo bệnh ung thư vú.

    2.4. Xuất hiện nếp nhăn, lúm đồng tiền trên ngực

Khi các khối u vú phát triển, chúng sẽ làm thay đổi kết cấu da ở ngực, do đó ngực của người bệnh sẽ xuất hiện lúm đồng tiền hoặc các nếp nhăn. 

Để kiểm tra lúm đồng tiền hoặc nếp nhăn, bạn cần đứng trước gương, đưa một cánh tay sang một bên rồi đưa lên đầu để kiểm tra. 

    2.5. Đầu ti chảy máu

Hiện tượng đầu ti chảy dịch là một hiện tượng thông thường và không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu đầu ti có hiện tượng chảy máu thì đây rất có thể là một dấu hiệu của ung thư vú.

Nếu phát hiện ra đầu ti chảy dịch vàng kèm với máu, dịch có mùi hôi thì bạn cần phải đi xét nghiệm để kiểm tra xem có bị mắc ung thư hay không.

    2.6. Sưng và đau ở nách

Đây là một biểu hiện ung thư vú mà nhiều người không để ý. Theo các bác sĩ, nách bị sưng, đau hoặc nổi cục cũng có thể là dấu hiệu của ung thư vú. Điều đó xảy ra khi ung thư vú đã lan đến hạch bạch huyết ở nách. Các biểu hiện sưng ở nách sẽ thường xuất hiện trước các triệu chứng ở ngực.

    2.7. Ngực thay đổi hình dạng

Ngoài những triệu chứng ung thư vú kể trên, bạn cũng cần phải chú ý nếu thấy hình dạng ngực của mình bị thay đổi. Đó rất có thể là do các khối u phát triển gây ra sự thay đổi kích thước và hình dạng ngực của bạn.

dấu hiệu ung thư vú

Dấu hiệu của bệnh ung thư vú gồm: biến dạng đầu ti, thay đổi hình dạng ngực, ngực sưng, tiết dịch lạ,... (nguồn ảnh: Internet)

3. Nguyên nhân gây ung thư vú

Hiện nguyên nhân của bệnh ung thư vú chưa được kết luận chính xác và rõ ràng. Theo các nhà khoa học, ung thư vú xảy ra khi xuất hiện các tế bào tuyến vú phân chia và phát triển bất thường, chúng tích tụ lại thành 1 khối u, sau đó di căn sang các bộ phận khác của cơ thể. Sự bất thường này có khoảng 5 - 10% do đột biến gen mang tính di truyền.

nguyên nhân gây ung thư vú

Ung thư vú xảy ra khi xuất hiện các tế bào tuyến vú phân chia và phát triển bất thường, chúng tích tụ lại thành 1 khối u. (Nguồn ảnh: Internet)

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú gồm:

- Những người sống trong môi trường độc hại, ô nhiễm

- Tuổi tác: những người có tuổi càng cao càng có nguy cơ mắc ung thư vú

- Những người sinh con muộn, không có bú hoặc không có khả năng sinh sản

- Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có người mắc ung thư vú thì bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này. Do đó, bạn cần phải đi khám và tầm soát ung thư vú định kỳ.

- Những người có tiền sử mắc các bệnh về vú như u, xơ nang tuyến vú, ung thư biểu mô tuyến vú hoặc tiểu thùy tuyến vú

- Những người có kinh nguyệt sớm hoặc mãn kinh muộn

- Đột biến gen di truyền BRCA1 và BRCA2

- Những người đã từng chụp nhũ ảnh

- Những người béo phì, lười vận động, thường xuyên sử dụng chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,...

4. Phân loại ung thư vú

Bệnh ung thư vú thường được phân loại dựa trên vị trí của khối u khởi phát: ống, thùy, núm vú. Trong đó ung thư biểu mô ống tuyến vú, bắt nguồn từ các tế bào lót ống dẫn sữa, là loại phổ biến nhất, chiếm 70% tổng số ca mắc ung thư vú. 

Loại phổ biến thứ hai là ung thư tiểu thùy tại chỗ, bắt nguồn từ trong tiểu thùy của vú, chiếm khoảng 10% tổng số ca mắc ung thư vú. 

5. Các giai đoạn phát triển bệnh ung thư vú

- Giai đoạn 0: Giai đoạn tiền ung thư.

Giai đoạn 0 thường phổ biến nhất với ung thư biểu mô tại chỗ. Các bất thường trong tế bào lót ống tuyến sữa bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên các tế bào bất thường này không xâm lấn các mô lân cận hoặc lan ra các ống tuyến sữa khác.

Ung thư vú giai đoạn 1: Giai đoạn xâm lấn

Giai đoạn IA: Kích thước khối u ở ngực rất nhỏ, không vượt quá 2cm. Các tế bào ung thư vú không lan ra ngoài vú.

Giai đoạn IB: Kích thước khối vẫn nhỏ hơn 2cm nhưng các tế bào ung thư đã bắt đầu được tìm thấy ở trong các hạch bạch huyết.

- Ung thư vú giai đoạn 2: Giai đoạn phát triển

Giai đoạn IIA: Kích thước khối u nhỏ hơn 2cm và các tế bào ung thư vú đã lan tới ít hơn 4 hạch bạch huyết ở nách. Trong trường hợp khối u có kích thước lớn hơn, khoảng từ 2 - 5cm, thì điều kiện ở giai đoạn này là các tế bào ung thư chưa lan tới các hạch bạch huyết ở nách.

Giai đoạn IIB: Kích thước khối u khoảng từ 2 - 5cm và ung thư đã lan tới ít hơn 4 hạch bạch huyết ở nách. Hoặc trường hợp khác là kích thước khối u trên 5cm nhưng các tế bào ung thư chưa lan tới các hạch bạch huyết ở nách.

- Ung thư vú giai đoạn 3: Giai đoạn lan rộng

Giai đoạn IIIA: Trường hợp 1 là khối u có kích thước nhỏ hơn 5cm và các tế bào ung thư vú đã lan sang các hạch bạch huyết và các mô lân cận. Trường hợp 2 là khối u có kích thước trên 5cm, tế bào ung thư đã lan sang các mô lân cận, các hạch bạch huyết sau xương ngực nhưng không lan tới các hạch bạch huyết ở nách. 

Giai đoạn IIIB: Ở giai đoạn này, khối u có kích thước bất kì, ngực có thể bị sưng lên, khi sờ nắn có thế thấy các khối u bướu ở vùng da vú. Các tế bào ung thư đã lan sang khoảng 9 hạch bạch huyết gần ngực.

Giai đoạn IIIC: Khối u có kích thước bất kì, tế bào ung thư lan đến các bạch huyết dưới cánh tay, dần xương đòn và gần xương ức.

Ung thư vú giai đoạn 4 (ung thư vú giai đoạn cuối): Giai đoạn di căn

Khối u có thể ở bất kì kích thước nào và các tế bào ung thư đã lan rộng sang các bộ phận ở xa trong cơ thể như phổi, gan, xương hoặc não bộ.

Ung thư vú: dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị chi tiết - Ảnh 6.

4 giai đoạn phát triển của bệnh ung thư vú

7. Phương pháp điều trị bệnh ung thư vú

- Phẫu thuật:

Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư vú phổ biến nhất. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án phẫu thuật phù hợp: phẫu thuật cắt bỏ 1 phần ngực, hoặc phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ ngực.

- Xạ trị:

Trong xạ trị, bác sĩ sẽ sử dụng các tia phóng xạ cường độ cao để tiêu diệt các tế bào ung thư vú. Xạ trị có 2 cách là xạ trị bên ngoài và xạ trị bên trong. 

Xạ trị bên ngoài sử dụng 1 máy phóng xạ lớn phát ra tia phóng xạ chiếu ngoài cơ thể. Với xạ trị trong, bác sĩ sẽ rạch 1 đường nhỏ trên ngực để đặt 1 hoặc nhiều ống thông vào trong đó. Chất phóng xạ sẽ đi vào ống thông, sau vài phút thì bác sĩ sẽ lấy ống thông và chất phóng xạ ra.

- Liệu pháp hooc-mon:

Phương pháp này sử dụng thuốc để làm bất hoạt và làm giảm lượng estrogen trong cơ thể. Hoặc bác sĩ sẽ cắt buồng trứng, là nơi tạo ra estrogen, khiến cho các khối u không thể tăng trưởng.

- Hóa trị:

Hóa trị liệu là phương pháp dùng thuốc dạng tiêm hoặc dạng uống để tiêu diệt các tế bào ung thư vú.

Loại thuốc và liều lượng sẽ do bác sĩ chỉ định để phù hợp với tình trạng, giai đoạn bệnh của bệnh nhân.

- Liệu pháp nhắm trúng đích:

Với những tế bào ung thư vú có quá nhiều protein HER2 thì bác sĩ sẽ sử dụng thuốc chuyên biệt để làm bất hoạt hoạt động của HER2 để ngăn khối u phát triển. Liệu háp này không làm ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh. Thuốc có thể ở dạng uống hoặc tiêm.

8. Tầm soát ung thư vú

Khoảng 20% số trường hợp mắc bệnh ung thư vú được phát hiện nhờ tự khám tại nhà. 6 bước dưới đây sẽ giúp bạn có thể tự khám, tầm soát ung thư vú và phát hiện các bất thường tại nhà:

tầm soát ung thư vú

6 bước hướng dẫn tầm soát ung thư vú tại nhà (Nguồn ảnh: Internet)

9. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vú

- Không sử dụng rượu bia, các đồ uống có cồn.

- Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo màu tạo hương công nghiệp. Không ăn mặn, ăn các thực phẩm lên men.

- Hạn chế các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt ngan, thịt dê, thịt lợn,...

- Tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ, giàu chất béo, đường, đạm, lipit.

- Ưu tiên ăn đồ luộc, salad, hạn chế chế biết thực phẩm ở nhiệt độ cao như xào rán nhiều lần.

- Thực đơn cần có nhiều rau củ quả, đồ tươi sống, nguồn gốc đảm bảo.

- Ưu tiên các thực phẩm tốt cho bệnh nhân ung thư vú như trà xanh, nấm linh chi, cà chua, cá, các loại hạt ngũ cốc, gừng, rau có màu xanh đậm,...

10. Làm sao để phòng tránh bệnh ung thư vú?

- Năng vận động, tập thể dục thể thao. Sinh hoạt lành mạnh, đúng giờ giấc.

- Ăn uống hợp lý và dinh dưỡng. Kiêng rượu bia, thuốc lá.

- Thường xuyên kiểm tra và quan sát ngực để nhận ra các dấu hiệu bất thường sớm nhất.

- Đi khám định kì, đặc biệt với các trường hợp có tiền sử gia đình bị ung thư vú.

- Không lạm dụng các thuốc hooc-mon, thuốc tránh thai.

- Sinh con, và cho con bú sữa mẹ là phương pháp phòng bệnh ung thư vú tự nhiên và hiệu quả nhất.

=> Có thể bạn quan tâm: 

Những điều cần nhớ về ung thư vú - Đặc biệt đừng chủ quan với những dấu hiệu dưới đây
Phác đồ điều trị ung thư vú theo từng giai đoạn

Phòng khám đa khoa Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất.
Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – Số 583 Sư Vạn Hạnh, P.13, Q.10, TP.HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.7307.8999 để được tư vấn.

Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/

Ung thư vú: dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị chi tiết - Ảnh 11.

 

Tác giả: Mai Nhung