Tìm hiểu về những biến chứng của bệnh tiểu đường ở thanh thiếu niên

Tìm hiểu về những biến chứng của bệnh tiểu đường ở thanh thiếu niên
Bệnh tiểu đường được coi là kẻ giết người thầm lặng và có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhất là khi ở độ tuổi thanh thiếu niên. Vì vậy, mọi người cần có những thông tin về sự biến chứng của bệnh tiểu đường ở độ tuổi thiếu niên.

Bệnh tiểu đường được ví như là kẻ giết người thầm lặng bởi bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào chứ không phải chỉ xảy ra ở người cao tuổi. Ở độ tuổi thanh thiếu niên, nguy cơ mắc tiểu đường cũng rất lớn nếu không có một lối sống lành mạnh như lười tập thể dục, thường xuyên ăn những thực phẩm chứa nhiều chất béo, nhiều đường, những thức uống chứa đường, có gas.

Khi tiếp tục những thói quen thiếu lành mạnh đó, bệnh tiểu đường sẽ ngày càng phát triển và trở nên nặng. Khi đó bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều hệ quả nguy hiểm cho sức khỏe người trẻ. Vậy những nguy hại của bệnh tiểu đường ở thanh thiếu niên là gì? Bài viết này sẽ giải thích rõ những nguy hại đó và đưa ra những phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường.

1. Béo phì

Dù tiểu đường không dẫn tới béo phì, nhưng nếu bạn vừa mắc tiểu đường vừa bị béo phì thì tình trạng bệnh của bạn sẽ trở nên vô cùng trầm trọng. Khi bị tiểu đường, bạn có thể xuất hiện những triệu chứng như cơ thể bị yếu, uể oải, mệt mỏi. Nếu bạn không chăm chỉ luyện tập để giảm bớt trọng lượng của bản thân thì những triệu chứng này có thể gia tăng và bệnh tình sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

2. Biến chứng suy thận ở bệnh nhân tiểu đường

Khi bị tiểu đường đồng nghĩa với việc dễ bị mắc bệnh suy thận. Nếu bạn mắc tiểu đường, hoạt động lọc chất thải của thận sẽ bị cản trở và dẫn tới những tổn thương không đáng có. Chính vì vậy, bạn phải hết sức thận trọng nếu bị tiểu đường.

Theo các chuyên gia, để phòng tránh suy thận cần uống đủ nước mỗi ngày; thực hiện chế độ ăn hợp lý và cân bằng để tránh bị tăng trọng lượng và bị thừa cholesterol; hạn chế dùng muối, một yếu tố thúc đẩy tăng huyết áp, các bệnh chuyển hóa khác. Để nhận biết dấu hiệu suy thận, mỗi người nên tự lắng nghe cơ thể mình. Khi thấy các bất thường cần đi kiểm tra ngay.

- Thay đổi khi đi tiểu: những thay đổi như tiểu nhiều vào đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn/ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt/màu tối, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn...

- Phù chân tay: Thận bị hỏng không loại bỏ được chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt...

- Mệt mỏi: Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormon gọi là erythropoietin, hormon này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang ôxy. Khi thận bị hỏng, chúng tạo ra ít erythropoietin hơn, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu do suy thận.

3. Suy tim

Việc bị ứ đọng đường huyết trong động mạch sẽ cản trở máu chảy tới tim và gây ra tình trạng thành động mạch trở nên dày hơn. Do đó, khi máu khó bơm tới tim thì cũng đồng nghĩa với việc có thể xảy ra suy tim. Đây chính là một trong những nguy cơ lớn và nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường ở thanh thiếu niên.

Ảnh 3.

Suy tim là một trong những biến chứng của tiểu đường vô cùng nguy hiểm (Nguồn: internet).

4. Rối loạn thị lực

Có lẽ nhiều người sẽ vô cùng ngạc nhiên khi không hiểu tại sao bệnh tiểu đường có thể gây ra rối loạn thị lực. Tuy nhiên, khi bị tiểu đường, mạch máu trong võng mạc của bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng và có thể gây ra những tình trạng nguy hiểm của mắt như đục thủy tin thể và glôcôm.

5. Trầm cảm

Với những thanh thiếu niên bị bệnh tiểu đường, họ sẽ dễ dẫn tới trầm cảm khi bản thân phải dùng và tiêm thuốc mỗi ngày trong khi những người khác đang sống một cuộc sống khỏe mạnh, bình thường và vui vẻ. Chính vì vậy, với những gia đình có thanh thiếu niên không may bị bệnh tiểu đường, cha mẹ cần quan tâm đầy đủ và cần tìm đến sự tư vấn của các bác sĩ tâm lý.


Tác giả: DNA