Tìm hiểu những nguyên nhân gây đục thủy tinh thể

Tìm hiểu những nguyên nhân gây đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể là một bệnh nguy hiểm ở mắt, cần được phát hiện sớm để chữa trị kịp thời. Vậy bạn đã biết nguyên nhân gây đục thủy tinh thể là gì chưa?

Đục thủy tinh thể sẽ kéo theo suy giảm thị lực. Đây cũng là nguyên nhân gây mù lòa phổ biến nhất trên thế giới. Ước tính có từ 25 triệu - 50 triệu người trên thế giới bị đục thủy tinh thể mà thị lực của họ chỉ còn < 1/20. Nhưng nguyên nhân gây đục thủy tinh thể là gì mà nhiều người mắc đến vậy?

1. Tìm hiểu thủy tinh thể là gì?

Thủy tinh thể của mắt được ví như là một thấu kính hội tụ. Ánh sáng đi qua võng mạc sẽ được thủy tinh thể hội tụ tại giác mạc, nhờ đó mà mắt nhìn được mọi vật xung quanh.

Bạn đã biết nguyên nhân gây đục thủy tinh thể là gì chưa? - Ảnh 1.

Vị trí của thủy tinh thể trong cấu tạo mắt người - Ảnh: Internet

Thủy tinh thể giúp cho việc điều tiết của mắt bằng cách xẹp xuống hay phồng lên, việc mắt nhìn được gần hay xa, mờ hay rõ nét đều phụ thuộc vào tình trạng của thủy tinh thể.

Thủy tinh thể trong mắt được có hai thành phần chính là nước và protein. Hàm lượng protein chiếm tới 35%, giúp mắt luôn luôn ở trạng thái trong suốt, nhìn thấu mọi vật.

Đục thủy tinh thể là gì? Bệnh đục thủy tinh thể còn có tên gọi khác là cườm đá, cườm khô, đục nhân mắt.

Thông thường, protein được sắp xếp trật tự trong thể thủy tinh trong suốt, nhằm giúp ánh sáng dễ dàng xuyên qua được, sau đó sẽ hội tụ lại ở võng mạc.

Thế nhưng, ở người bị đục thủy tinh thể, những protein không phân bố đều như vậy nữa, mà lại tụ lại thành một đám.

Lúc này, ánh sáng không thể đi qua đám protein đó mà sẽ bị tán xạ, tạo ra một vùng mờ đục, cản ánh sáng đến võng mạc, làm tầm nhìn của mắt bị yếu đi, nhìn không còn rõ nét như trước nữa.

Hay nói cách khác, lúc này, thể thủy tinh khi đó sẽ giống như tấm gương bị mờ. Do ánh sáng khó đi qua nên người bệnh bị đục thủy tinh thể bị giảm thị lực, nhìn mờ và có nguy cơ bị mù lòa.

Trong giai đoạn đầu của bệnh, bệnh nhân thường không cảm nhận được bất kì triệu chứng gì, vì khi ấy, mới có một phần nhỏ của thủy tinh thể bị đục. Chỉ đến khi bệnh càng lúc càng trở lên nặng hơn, thủy tinh thể bị vẩn đục mỗi lúc một nhiều, thị lực mờ hẳn, suy giảm đáng kể thì người bệnh mới đi khám.

Tuy nguy hiểm là vậy, nhưng đục thủy tinh thể là loại bệnh không lây nhiễm. Không lây nhiễm từ người này sang người khác; và nhiều người bị bệnh ở cả hai mắt, nhưng cũng không phải do lây từ mắt này qua mắt kia.

Đọc thêm:

Đục thủy tinh thể là gì? Điều trị đục thủy tinh thể bằng cách nào?

Biến chứng cận thị: Đục thủy tinh thể chưa phải biến chứng nguy hiểm hàng đầu

Bạn đã biết nguyên nhân gây đục thủy tinh thể là gì chưa? - Ảnh 3.

Mắt bị đục thủy tinh thể - Ảnh: Internet

2. Những nguyên nhân gây đục thủy tinh thể

Ngày nay, y học vẫn cần nghiên cứu thêm về nguyên nhân gây đục thủy tinh thể. Có rất nhiều nguyên nhân nguyên phát và thứ phát làm cho thể thủy tinh của mắt bị mờ.

2.1. Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể nguyên phát

Đục thủy tinh thể có các nguyên nhân nguyên phát đó là:

- Do bẩm sinh: ngay từ khi sinh ra, thể thủy tinh trong mắt của đứa trẻ đã bị mờ. do cấu trúc sắp xếp của các protein trong mắt không đồng đều.

Đục thủy tinh thể cũng có tính di truyền. Nếu trong nhà có người mắc bệnh này, có thể sẽ truyền cho đời sau. Nhiều trường hợp bệnh đã có ở em bé, trong quá trình mang thai của người mẹ.

- Do lão hóa: phần lớn các trường hợp mắc đục thủy tinh thể đều là do tuổi tác. Những bệnh nhân từ 50 tuổi trở đi, có tỷ lệ bị bệnh cao hơn người trẻ rất nhiều lần. Khi bước qua giai đoạn trung niên, quá trình lão hóa mắt sẽ nhiều hơn, thoái hóa điểm vàng cũng như các bệnh về mắt cũng gây ra hệ lụy là đục thủy tinh thể.

2.2. Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể thứ phát

Các nguyên nhân thứ phát gây là đục thủy tinh thể là:

- Do phát triển ở những loại bệnh khác:

Thường gặp nhất là ở các bệnh nhân bị thiếu hụt canxi trong máu, bệnh nhân cao huyết áp, bệnh nhân đái tháo đường (còn có tên gọi khác là tiểu đường).

Khi bị những bệnh này, người bệnh sẽ phải liên tục dùng thuốc steroid trong một thời gian dài, lâu dần sẽ dẫn đến đục thủy tinh thể.

Ở bệnh nhân ung thư: trong quá trình xạ trị, họ sẽ phải tiếp xúc nhiều với các xạ ion hóa được sử dụng trong X-quang. Tia X là nguyên nhân làm cho thể thủy tinh trong mắt bị đục lại.

- Do chấn thương:

Các chấn thương đôi khi cũng gây ra chứng đục thủy tinh thể ở mắt. Người mắc các bệnh về mắt như viêm giác mạc, viêm kết mạc, chấn thương mắt, khô mắt… nếu còn nhiều lần tái lại thì sẽ dễ bị đục thủy tinh thể hơn người bình thường.

Khi mắt bị chấn thương, các mạch máu nuôi dưỡng mắt cũng bị tổn thương nghiêm trọng, nếu như còn kéo theo viêm nhiễm vùng mắt thì các Protein của thủy tinh thể sẽ bị co cụm lại, gây đục thủy tinh thể, suy giảm thị lực, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.

Bạn đã biết nguyên nhân gây đục thủy tinh thể là gì chưa? - Ảnh 4.

Có nhiều nguyên nhân gây đục thủy tinh thể ở mắt - Ảnh: Internet

Chấn thương khác do va đập cũng có thể gây ra đục thể thủy tinh sớm hoặc muộn. -Do lối sống: Ngày nay, lối sống thay đổi và môi trường ô nhiễm đã khiến cho bệnh đục thủy tinh thể càng trẻ hóa dần đi.

Chính thói quen tâm lý chủ quan thiếu ý thức chăm sóc mắt làm nhiều người trẻ sớm bị đục thể thủy tinh hơn trước đây.

Thói quen hút thuốc các của bệnh nhân (thường là bệnh nhân nam) là một yếu tố thuận lợi dẫn đến loại bệnh này. Đặc biệt xã hội hiện đại con người đang sử dụng nhiều đồ ăn nhanh, hay ngồi lì một chỗ cả ngày để làm việc tại văn phòng, ít vận động gây ra béo phì; thức khuya, stress, sử dụng các chất kích thích (như rượu bia, cà phê…) thường xuyên, dùng các thiết bị điện tử không kiểm soát (Ti vi, máy tính, điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh…)

Những hành động này đặc biệt đẩy nhanh quá trình lão hóa mắt, khiến cho độ tuổi người bị đục thủy tinh thể ngày càng trẻ hơn.

Ngoài ra, nhiều người không chú ý để cho mắt nghỉ ngơi hợp lý. Khi cơ thể bị suy nhược, đương nhiên mắt cũng sẽ bị thiếu dưỡng chất. Việc cung cấp các chất dinh dưỡng cho mắt cùng không được quan tâm.

Bạn đã biết nguyên nhân gây đục thủy tinh thể là gì chưa? - Ảnh 5.

Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử vô cùng nguy hại cho thủy tinh thể của mắt - Ảnh: Internet

Cần nhớ, thiếu dinh dưỡng cũng có thể sẽ là nguyên nhân gây đục thủy tinh thể. Nếu để thiếu vitamin cần thiết cho mắt (như vitamin E, A, B2) và các nguyên tố vi lượng khác (như phốt pho, kẽm, canxi…) thị lực sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

- Do tác động của môi trường:

Khi con người sống ở môi trường sống quá nhiều nắng, tia cực tím của mặt trời phát ra quá nhiều, khí hậu ngày càng nóng lên, không khí bị ô nhiễm nặng nề sẽ có rất nhiều các chất và khí độc hại... làm thiếu oxy, dẫn đến sự gia tăng natri, acid lactic và giảm vitamin C.

Tất cả các vấn đề này đều có thể sẽ khiến protein trong thủy tinh thể có thể bị thay đổi kết cấu, cấu trúc rồi kết tủa, co cụm lại thành những vùng đục trong mắt.

Lưu ý:

Việc sử dụng estrogen sau mãn kinh có thể có tác dụng bảo vệ mắt khỏi bị đục thủy tinh thể, nhưng không nên sử dụng estrogen cho riêng mục đích này.

Vậy là bài viết đã giúp độc giả biết được những nguyên nhân gây đục thủy tinh thể. Hi vọng đã giúp bạn phòng tránh được chứng bệnh nguy hiểm này để chăm sóc và bảo vệ mắt đúng cách, khỏe mạnh.


Tác giả: Thùy Dung