Tìm hiểu 2 phương pháp tái tạo vú sau phẫu thuật ung thư vú

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Ngoại Tổng hợp
Tìm hiểu 2 phương pháp tái tạo vú sau phẫu thuật ung thư vú
Bị chuẩn đoán mắc ung thư đã là cú sốc quá lớn với các bệnh nhân. Việc phải tiến hàng phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú khiến bệnh nhân căng thẳng. Đối diện với bộ ngực mới lại khiến họ mặc cảm, tự ti. Lựa chọn tái tạo vú sẽ là cứu cánh, giúp bệnh nhân đối mặt tốt hơn với phẫu thuật ung thư vú.

Có 2 phương pháp tái tạo vú đó là sử dụng túi độn và cấy ghép tự thân. Sử dụng túi ngực nhân tạo giúp bệnh nhân có bộ ngực cân đối ngay sau khi phẫu thuật ung thư vú

Còn phương pháp cấy ghép bằng mô tự thân sẽ cần một khoảng thời gian cho mô phát triển, ngực mới có thể trông tự nhiên. 

1. Tái tạo vú với túi ngực nhân tạo

- Túi ngực nhân tạo thường được làm từ silicone hoặc nước muối. Kích thước và hình dáng túi ngực sẽ được làm theo kích thước và hình dáng mô ung thư bị cắt bỏ.

- Đầu tiên, bác sĩ sẽ cắt bỏ toàn bộ khối u và mô vú ung thư. Sau đó, cơ ngực sẽ được chia ra và túi ngực sẽ được đặt ở bên trong các cơ thành ngực đó. Sau 1 tháng thì bác sĩ sẽ gây tê, dùng 1 mũi kim nhỏ để tiêm nước muối vào túi ngực. Việc làm đầy túi ngực này sẽ diễn ra từ từ, nhiều lần, trong vài tháng. Điều này giúp da giãn nở từ từ, và cơ thể thích nghi với túi độn tốt hơn. 

- Bạn có thể tái tạo lại núm vú bằng da lấy từ các bộ phận khác như đùi hoặc bụng. Hoặc đơn giản hơn là xăm hình núm 3D lên ngực bạn.

- Mới đầu, bạn sẽ chưa quen với túi ngực giả, ngực sẽ hơi cứng. Mất khoảng vài năm thì nó mới cho cảm giác chân thật, tự nhiên.

- Tác dụng phụ của việc tái tạo vú bằng túi ngực là dễ bị mô sẹo xơ cứng quanh túi ngực. Bạn cũng cần kiểm tra ngực thường xuyên tại cái trung tâm y tế uy tín.

Ảnh 2.

Tái tạo vú bằng túi độn cho hiệu quả tức thì. (Ảnh Internet)

2. Tái tạo vú bằng thủ thuật vạt ghép

Phương pháp vạt ghép phức tạp và gây nhiều đau đớn hơn phương pháp tái tạo vú sử dụng túi độn, thời gian hồi phục cũng lâu hơn. Bệnh nhân cần nhập việc để nghỉ ngơi và theo dõi trong nhiều ngày. Phương pháp này yêu cầu bác sĩ có tay nghề cao, có kinh nghiệm trong phẫu thuật mạch máu.

- Tái tạo vú vạt ngang cơ thẳng bụng:

Bác sĩ sẽ dùng mô và cơ ở bụng để tái tạo ngực. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần được tập vật lí trị liệu để phục hồi thành bụng.

Ảnh 3.

Tái tạo vú lấy mô và cơ từ bụng. (Ảnh Internet)

- Tái tạo vú vạt lưng:

Bác sĩ sẽ dùng mỡ, da và cơ ở lưng để tạo thành bầu vú. Phương pháp này áp dụng khi thể tích mô ung thư vú bị loại bỏ không quá lớn. Sau phẫu thuật, lưng và tay bệnh nhân có thể sẽ bị suy yếu.

Ảnh 4.

Tái tạo vú lấy mô và cơ từ lưng. (Ảnh Internet)

- Tái tạo vú vạt cơ mông và đùi:

Đối với những bệnh nhân mông và đùi có nhiều mô và cơ hơn ở bụng, thì đây là phương pháp tốt hơn.

- Tái tạo vú vạt da nhánh xuyên động mạch thượng vị dưới sâu:

Thủ thuật lấy chỉ lấy mỡ và da từ các bộ phận khác, không lấy toàn bộ mô, nên sẽ giúp phần bị vạt không bị suy yếu, giúp nhanh hồi phục. Tuy nhiên thủ thuật này rất khó, cần được thực hiện bởi chuyên gia vi phẫu.

Sau khi tái tạo núm vú bằng phương pháp vạt ghép, bệnh nhân cần theo dõi và vệ sinh vết mổ thường xuyên. Bởi nhiều vết mổ, nhiều vị trí bị phẫu thuật, sẽ khiến cho bệnh nhân mệt mỏi, giảm sức đề kháng, dễ bị nhiễm trùng.


Tác giả: Mai Nhung