Tiểu đêm có nguy hiểm không và những sự thật có thể bạn chưa biết

Tiểu đêm có nguy hiểm không và những sự thật có thể bạn chưa biết
Tiểu đêm có nguy hiểm không là thắc mắc chung của nhiều độc giả. Tiểu đêm đôi khi chỉ là dấu hiệu của bệnh lý thường gặp nào đó, tuy nhiên tiểu đêm kéo dài không rõ nguyên nhân thì bạn nên nghĩ ngay đến việc đi khám bác sĩ để được chẩn đoán một cách chính xác.

Tiểu đêm không nguy hiểm cho đến khi nó trở thành dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm, trong số đó có bệnh ung thư bàng quang.

Tiểu đêm thường gặp ở những người lớn tuổi, tiểu đêm gây phiền toái, ảnh hưởng đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống. Chứng tiểu đêm đôi khi chỉ là một hiện tượng bình thường nếu như trước đó bạn uống nhiều nước, tiểu không kèm theo các hiện tượng đau, buốt hay lẫn máu...

Khi hiện tượng tiểu đêm xuất hiện nhiều, người bệnh thường tự đi mua thuốc uống mà không hề biết rằng đây chính là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh nguy hiểm, không loại trừ khả năng mắc ung thư bàng quang.

Để trả lời cho thắc mắc tiểu đêm có nguy hiểm không của bạn đọc, bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số nguyên nhân gây ra chứng tiểu đêm để bệnh nhân có thể loại trừ một số khả năng và đi khám để được chẩn đoán chính xác.

1. Viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý phổ biến, đặc biệt là ở nữ giới. Bệnh xảy ra trên đường tiết niệu do vi khuẩn gây viêm nhiễm. Khi bị viêm đường tiết niệu, người bệnh thường có những triệu chứng rất khó chịu như: tiểu buốt, tiểu rắt (tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần chỉ được một ít nước tiểu), nước tiểu đục, đi tiểu ra máu, đau vùng bụng dưới (viêm đường dẫn niệu), đau thắt lưng hoặc đau bên mạn sườn (trong trường hợp nhiễm trùng thận). 

Những triệu chứng này có thể dùng thuốc để điều trị, nhưng bạn không nên tự ý mua thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. Bệnh sẽ trở nặng hơn nếu như không điều trị dứt điểm.

2. Bệnh đái tháo đường hay tiểu đường

Tiểu đêm cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh tiểu đường. Người bị tiểu đường có quá trình bài tiết dị thường, đường huyết tăng cao, khi bài tiết một lượng lớn đường glucose ra cùng nước tiểu cũng sẽ mang theo rất nhiều nước, sinh ra bệnh tiểu nhiều. Thậm chí nhiều người tiểu đường nặng còn bài tiết hàng ngàn ml mỗi đêm. 

3. Sỏi thận

Sỏi thận là bệnh lý thường gặp ở cơ thể người. Khi mắc sỏi thận, người bệnh thường cảm thấy mót tiểu nhưng tiểu được rất ít, đau buốt khi đi tiểu, thậm chí sốt cao, tiểu ra máu, tiểu về đêm...Những viên sỏi lớn thì không thể ra ngoài bằng đường tiểu mà thường mắc lại trong bàng quang hoặc ống dẫn nước tiểu. Điều này dẫn đến các cơn đau sau khi đi tiểu. 

4. Ung thư bàng quang

Tiểu nhiều, tiểu về đêm hay tiểu ra máu là một trong những dấu hiệu của ung thư bàng quang. Nếu nhận thấy hiện tượng tiểu nhiều không rõ nguyên nhân thì bạn nên đi khám sức khỏe để được chẩn đoán chính xác bệnh.

Đối với những người xuất hiện dấu hiện đi tiểu nhiều vào ban đêm kéo dài nên sớm đi khám để có chuẩn đoán chính xác từ bác sĩ và có hướng điều trị đúng đắn.

Nếu đi khám được chẩn đoán hiện tượng tiểu đêm là do thói quen ăn uống, thói quen sinh hoạt sai cách thì bạn nên điều chỉnh bằng cách:

- Thực hiện nếp sống khoa học, điều độ, ăn uống lành mạnh, hạn chế các đồ uống kích thích như rượu bia cà phê, hạn chế đồ ăn cay nóng

- Thường xuyên vận động, tập thể dục, yoga, để rèn luyện và đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.

- Tập thói quen đi ngủ đúng giờ, đủ giấc, uống nước đúng cách, không uống nước trước khi đi ngủ (nên uống trước 1 tiếng) để giấc ngủ không bị cản trở. 

Hy vọng những kiến thức bổ ích trên đây có thể giúp trả lời thắc mắc "tiểu đêm có nguy hiểm không" của bạn đọc.

Tác giả: Thanh Thanh