Thủng màng nhĩ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thủng màng nhĩ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thủng màng nhĩ là gì? Triệu chứng ra sao? Điều trị và phòng tránh thủng màng nhĩ như thế nào nhận được rất nhiều sự quan tâm của nhiều người khi thủng màng nhĩ có thể khiến thính lực bị ảnh hưởng.

1. Thủng màng nhĩ là gì?

Như chúng ta đã biết, màng nhĩ được cấu tạo bởi mô tương tự như da, có chức năng quan trọng là cảm nhận rung động của sóng âm và chuyển đổi các rung động thành các xung thần kinh truyền tải âm thanh đến não. Bên cạnh đó, màng nhĩ còn đóng vai trò bảo vệ tai khỏi vi khuẩn, nước và vật thể lạ bên ngoài. Theo đó khi thủng màng nhĩ, vi khuẩn có thể xâm nhập vào tai giữa và gây ra các bệnh về tai.

Điều này có thể hiểu, thủng màng nhĩ là tình trạng rách màng mỏng ngăn cách tai ngoài và tai giữa, do biến chứng của viêm tai giữa hoặc do các nguyên nhân gây chấn thương tai.

Thủng màng nhĩ là gì-1

Thủng màng nhĩ là tình trạng rách màng mỏng ngăn cách tai ngoài và tai giữa

2. Dấu hiệu nhận biết thủng màng nhĩ là gì?

Dấu hiệu nhận biết thủng màng nhĩ không quá khó, nếu nhận thấy những tình trạng như dưới đây thì khả năng cao bạn đã bị thủng màng nhĩ:

- Ù tai.

- Nghe kém.

- Đau tai nhưng hết nhanh chóng.

- Chảy mủ có màu trong hoặc chảy máu tai.

- Chóng mặt.

- Buồn nôn hoặc nôn do chóng mặt.

Ngoài ra còn có thể có những dấu hiệu khác chưa được đề cập. Tuy nhiên khi nhận thấy những dấu hiệu này, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa Tai – mũi – họng để kiểm tra.

Thủng màng nhĩ là gì-2

Người bệnh mắc thủng màng nhĩ có thể gây ảnh hưởng thị lực của người bệnh

3. Nguyên nhân và đối tượng dễ bị thủng màng nhĩ

3.1. Nguyên nhân gây thủng màng nhĩ

Việc hiểu thủng màng nhĩ là gì sẽ giúp bạn hiểu được phần nào đó về nguyên nhân gây ra tình trạng này. Các nguyên nhân phổ biến gây thủng màng nhĩ có thể kể đến như:

- Dị vật trong tai: Những dị vật này có thể là tăm bông hoặc kẹp tóc. Chúng có thể đâm thủng hoặc làm rách màng nhĩ.

- Âm thanh hay vụ nổ lớn: Âm thanh từ một vụ nổ lớn hoặc đạn bắn là một sóng âm năng lượng cao đều có khả năng làm rách màng nhĩ.

- Viêm tai giữa (nhiễm trùng tai giữa): Viêm tai giữa thường dẫn đến sự tích tụ của các chất dịch bên trong tai giữa. Áp lực từ những chất dịch này có thể gây ra thủng màng nhĩ.

- Chấn thương đầu nghiêm trọng: Những chấn thương nghiêm trọng như vỡ xương sọ có có thể làm hỏng cấu trúc tai giữa và tai trong bao gồm cả màng nhĩ, gây thủng màng nhĩ.

- Chấn thương khí áp: Chấn thương này được hiểu là áp lực đè lên màng nhĩ khi áp suất không khí trong tai giữa và áp suất không khí ngoài môi trường mất cân bằng. Điều này cũng có nghĩa nếu áp lực cao có thể khiến màng nhĩ bị thủng. Chấn thương khí áp có thể gặp ở các tình huống có liên quan như đi máy bay, lặn biển, tác động của túi khí ô tô.

3.2. Đối tượng dễ bị thủng màng nhĩ

Tất cả mọi đối tượng đều có nguy cơ thủng màng nhĩ, đặc biệt là trẻ em khi chúng chưa ý thức được việc bản thân đang làm ảnh hưởng đến sức khỏe như đưa các vật sắc nhọn, đồ chơi nhét vào tai.

Người bị viêm tai giữa gia tăng nguy cơ bị thủng màng nhĩ.

Người thường xuyên làm việc, tiếp xúc trong môi trường có tần số âm thanh lớn hay thay đổi đột ngột về áp suất.

Vệ sinh tai không đúng cách.

Thủng màng nhĩ là gì-3

Chấn thương này được hiểu là áp lực đè lên màng nhĩ khi áp suất không khí trong tai giữa và áp suất không khí ngoài môi trường mất cân bằng

4. Phương pháp điều trị thủng màng nhĩ

Để có thể chẩn đoán người bệnh có bị thủng màng nhĩ hay không, các bác sĩ sẽ soi tai bằng một dụng cụ có ánh sáng. Nếu nếu tai có một lỗ thủng hay vết rách màng nhĩ thì bác sĩ có thể dễ dàng nhìn thấy được.

Trong trường hợp tai bạn có ráy tai hoặc nhiều dịch gây cản trở tầm nhìn thì các bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch ống tai. Đôi khi, bác sĩ sẽ gắn bóng cao su vào đèn soi tai và thổi khí vào tai. Nếu màng nhĩ đã bị thủng thì quả bóng sẽ không di chuyển. Ngược lại quả bóng sẽ di chuyển khi bị không khí tác động vào thì chứng tỏ màng nhĩ không bị thủng.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kiểm tra thính lực của bạn bằng cách sử dụng một âm thoa để xác định tác động của tình trạng thủng màng nhĩ đến thính giác. Đa phần tình trạng mất thính lực do thủng màng nhĩ chỉ là tạm thời và chúng sẽ trở lại bình thường sau khi màng nhĩ hồi phục.

Phương pháp điều trị thủng màng nhĩ là gì? Các bác sĩ chuyên khoa cho hay, màng nhĩ có thể tự lành trong một vài tuần hoặc vài tháng nếu người bệnh đảm bảo điều kiện tai được giữ khô và không bị nhiễm trùng nên thủng màng nhĩ không phải lúc nào cũng cần phải điều trị.

Trường hợp tai có triệu chứng đau hay khó chịu thì bạn có thể dùng thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc paracetamol và lưu ý là không tuyệt đối không sử dụng aspirin cho trẻ em dưới 16 tuổi. Ngoài ra bạn cũng có thể giảm đau ở tai cách đặt một miếng vải ấm vào bên bị ảnh hưởng. Đồng thời, nếu màng nhĩ bị thủng là do nhiễm trùng hoặc có nguy cơ nhiễm trùng trong thời gian hồi phục thì các bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh, vá màng nhĩ hoặc phẫu thuật.

Thủng màng nhĩ là gì-4

Trường hợp tai có triệu chứng đau hay khó chịu thì bạn có thể dùng thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc paracetamol

5. Biến chứng của thủng màng nhĩ

Các biến chứng của thủng tai trong nhiều trường hợp có thể thấy rõ ở ống dái tai. Biến chứng này thường không gây đau đớn nhưng có thể gây ra lo lắng cho người bệnh. Biến chứng diễn ra trong quá trình thủng, một số tế bào da bị tách khỏi bề mặt, trộn với chất béo trong dái tai và cứ thế tăng dần lên trở thành một tổ chức cấy dưới da sau khoảng vài tháng hay 1 - 2 năm.

Khi màng nhĩ của bệnh nhân bị thủng do bất cứ nguyên nhân nào có thể gây biến chứng viêm tai giữa tái phát nhiều lần do màng ngăn cách bảo vệ tai đã bị phá vỡ khiến tai dễ dàng bị nhiễm khuẩn hơn đặc biệt khi người bệnh không giữ gìn vệ sinh tai một cách sạch sẽ.

6. Phòng tránh thủng màng nhĩ

Để có thể phòng tránh thủng màng nhĩ, bạn nên lưu ý những điều sau:

Dùng mũ che tai nếu nơi ở, làm việc của bạn có tiếng ồn lớn hoặc hoặc bịt tai bằng nút chặn tai nếu đi bơi hoặc tắm vòi sen.

Chỉ tắm ở nơi có nguồn nước sạch, hồ bơi có hệ thống khử trùng hoạt động thường xuyên

Luôn giữ tai ở trạng thái khô ráo, nhất là trong trường hợp thường nhằm tránh tình trạng nhiễm trùng

Điều trị viêm tai giữa triệt để ngay khi xuất hiện các biểu hiện của viêm tai giữa như đau tai, nghẹt mũi, sốt, giảm thính lực…

Dùng nút cân bằng áp suất hoặc nhai kẹo cao su khi cất cánh và hạ cánh khi đi máy bay. Không nên bay khi bị nghẹt mũi hoặc có các triệu chứng dị ứng.

Bảo vệ tai tránh dị vật rơi vào trong tai

Thủng màng nhĩ là gì-5

Dùng mũ che tai nếu nơi ở, làm việc của bạn có tiếng ồn lớn hoặc hoặc bịt tai bằng nút chặn tai nếu đi bơi hoặc tắm vòi sen.

7. Cách ăn uống cho bệnh nhân bị thủng màng nhĩ

7.1. Bệnh nhân thủng màng nhĩ nên ăn gì?

Nhận thức thủng màng nhĩ là gì thì việc nên và không nên ăn gì cũng không thể bỏ qua nhằm giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi. Theo đó bệnh nhân thủng màng nhĩ nên ăn những thực phẩm sau:

- Gan bò, cà tím hoặc cà rốt xào mềm .

- Ăn rong biển thuốc tảo spirulina và các loại cá biển.

- Ăn lạc luộc.

- Tăng cường ăn rau xanh để bổ sung thêm chất xơ.

- Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi - kho và ngũ cốc nguyên hạt.

- Bổ sung Vitamin C từ các loại thực phẩm như rau lá xanh, các loại quả mọng như việt quất…

- Bổ sung Vitamin A và kẽm (cà rốt, cà chua).

- Chỉ ăn dầu cá, dầu ô liu và dầu dừa.

- Chỉ uống và nấu ăn bằng nước tinh khiết, tránh các loại nước chứa clo hay fluoride.

7.2. Bệnh nhân thủng màng nhĩ không nên ăn gì?

Để có thể điều trị bệnh hiệu quả thì việc kiêng cữ đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là những bệnh nhân bị thủng màng nhĩ, viêm tai giữa. Theo đó, người bệnh thủng màng nhĩ không nên ăn những thực phẩm sau:

- Không sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn như rượu, bia, café, thuốc lá…

- Không ăn những loại thực phẩm khô cứng vì chúng có thể làm ảnh hưởng đến vùng tai giữa của người bệnh, khiến trình trạng đau đớn của người bị viêm tai giữa gia tăng.

- Không ăn những loại thực phẩm có khả năng làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể một cách đột ngột như là bánh mì, bánh kẹo ngọt, …

- Không sử dụng thực phẩm chiên, rán, xào quá nhiều dầu, mỡ vì những loại thực phẩm này sẽ làm tăng sự đau đớn.

- Không nên nhai kẹo cao su hoặc các thực phẩm cần phải hoạt động nhai nhiều.

8. Các câu hỏi thường gặp ở những người bị thủng màng nhĩ

Thủng màng nhĩ có chữa được không?

Màng nhĩ có thể tự lành nếu là tai được giữ khô và không bị nhiễm trùng chỉ sau một vài tuần hoặc vài tháng. Mặt khác các bác sĩ có thể điều trị thủng màng nhĩ bằng cách phẫu thuật, vá màng nhĩ, sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp với việc vệ sinh tai đúng cách.

Thủng màng nhĩ có lây không?

Nguyên nhân thủng màng nhĩ bắt nguồn từ việc bị viêm tai giữa, chấn thương trực tiếp (vật nhọn đâm vào), chấn thương gián tiếp khi có sự mất cân bằng áp lực giữa tai giữa và môi trường bên ngoài, tác động quá mạnh lên màng nhĩ và gây thủng như đi máy, bị người khác tát tai quá mạnh, bay, lặn quá sâu hoặc do bom mìn...chấn thương đầu nặng như vỡ xương sọ khiến đến cấu trúc tai giữa và tai trong, bao gồm cả màng nhĩ bị ảnh hưởng nên thủng màng nhĩ không thể lây từ người này sang người kia.

Thủng màng nhĩ có di truyền không?

Cũng căn cứ vào nguyên nhân gây thủng màng nhĩ nên việc di truyền là không thể xảy ra. Do đó bạn có thể yên tâm nhé!

9. Hình thành về bệnh thủng màng nhĩ

Thủng màng nhĩ là gì-6

Nguyên nhân thủng màng nhĩ bắt nguồn từ việc bị viêm tai giữa, chấn thương trực tiếp (vật nhọn đâm vào), chấn thương gián tiếp khi có sự mất cân bằng áp lực giữa tai giữa và môi trường bên ngoài

Thủng màng nhĩ là gì-7

Màng nhĩ có thể tự lành nếu là tai được giữ khô và không bị nhiễm trùng chỉ sau một vài tuần hoặc vài tháng.

Thủng màng nhĩ là gì-8

Sử dụng tăm bông không đúng cách có thể gây thủng màng nhĩ

Thủng màng nhĩ là gì-9

Thủng màng nhĩ có thể gây đau tai, ù tai nghiêm trọng cho người bệnh

Thủng màng nhĩ là gì-10

Thủng màng nhĩ có thể khiến người bệnh mất thính lực

Thủng màng nhĩ là gì-12

Sử dụng thiết bị hỗ trợ là điều cần thiết đối với nhiều người mắc thủng màng nhĩ

Tác giả: Phạm Thị Mai