Thực đơn cho bệnh nhân ung thư máu: Nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Thực đơn cho bệnh nhân ung thư máu: Nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Khi phát hiện ra ung thư máu, bên cạnh những phương pháp điều trị, dinh dưỡng là yếu tố không thể thiếu giúp cải thiện tình trạng bệnh. Vậy thực đơn cho bệnh nhân ung thư máu cần có những gì?

1. Thực phẩm nên kiêng

- Tránh xa rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích. Đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về tim mạch, gan, dạ dày phổi. Cồn và nicotin trong các chất này sẽ làm ảnh hưởng tới hồng cầu, gây cản trở quá trình điều trị ung thư máu. Vì vậy đây là chất tuyệt đối tránh xa trong thực đơn cho bệnh nhân ung thư máu

- Không ăn nhiều gia vị như tỏi sống, hành sống, gừng, những thực phẩm có mùi và có tính kích thích cao.

- Không ăn các loại thịt hun khói, thịt muối.

- Không nên ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán.

- Không ăn những thức ăn để quá lâu, thức ăn quá hạn sử dụng.

2. Những thực phẩm nên bổ sung trong thực đơn cho bệnh nhân ung thư máu

- Bổ sung thực phẩm giàu protein: Protein có vai trò trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các mối nguy hại luôn rình rập xung quanh như các loại vi khuẩn, vi-rút, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Bệnh nhân bị ung thư bạch cầu nên tích cực bổ dung các loại thực phẩm như: Đậu phụ, sữa đậu nành, thịt nạc, nội tạng động vật, trứng, cá…

- Tăng cường các loại thực phẩm giàu chất sắt: Bệnh bạch cầu có biểu hiện chính là bị thiếu máu, chính vì vậy, bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt sẽ rất tốt cho sức khỏe của người bệnh. Chất sắt có nhiều trong gan động vật (gan ngỗng, gan lợn rất tốt), lòng đỏ trứng, đậu Hà Lan, đậu đen…

- Những thực phẩm chứa nhiều vitamin: 

+ Vitamin C:

Các nghiên cứu y tế nước ngoài đã chỉ ra rằng, vitamin C có thể ngăn chặn được sự lây lan của các tế bào ung thư, nâng cao sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể. Vitamin C có nhiều trong các loại rau và trái cây như cam, xoài, đu đủ, cà chua, súp lơ xanh…

+ Vitamin A:

Bên cạnh đó, vitamin A có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh khác xâm nhập vào cơ thể yếu ớt của bệnh nhân bị bạch cầu, tốt cho hệ miễn dịch, hạn chế sự phá triển của các tế bào ung thư.

Các thực phẩm chứa nhiều vitamin A có thể kể đến như: Cà rốt, bí đỏ, rau bina, trứng gà, vịt…

Ảnh 2.

Ảnh: Internet

+ Các loại vitamin khác:

Các chất chống oxy hóa như Vitamin E, kẽm, vitamin D, B6, B12... hỗ trợ khả năng miễn dịch của cơ thể, làm giảm tác dụng phụ của các đợt điều trị bệnh, có nhiều trong măng tây, thịt gà, quả hạnh nhân, cải xoong…

3. Một số lưu ý với chế biến thực phẩm trong thực đơn cho bệnh nhân ung thư máu

- Rửa tay thường xuyên: Dùng xà bông và nước kháng khuẩn trước và sau khi xử lý thực phẩm, trước và sau khi bạn ăn.

- Giữ khu vực chế biến thức ăn sạch sẽ: Bếp, thớt, đồ dùng nhà bếp nên được làm sạch triệt để, ngoài ra, nên sử dụng thớt riêng đối với thịt với các loại rau.

- Đối với các loại trái cây và rau: Nên ngâm trong nước muối khoảng 30- 45p trước khi đưa vào chế biến hoặc ăn sống. Đối với thịt nên được nấu chín, tránh ăn tái hoặc chế biến dưới nhiệt độ quá cao như rán hoặc nướng.

- Chỉ nên ăn những thực phẩm tiệt trùng: Các loại sữa, pho mát và các thực phẩm từ sữa khác nên được tiệt trùng. Thực phẩm đã được tiệt trùng đã được đun nóng ở nhiệt độ cao để có thể tiêu diệt vi sinh vật từ thực phẩm.

Dinh dưỡng là một trong những điều cần lưu ý khi chăm sóc người bệnh. Đối với thực đơn cho bệnh nhân ung thư máu người nhà càng cần phải chú ý vì đây là bệnh không thể chữa khỏi mà chỉ có thể giảm các triệu chứng cho người bệnh. Nhờ vào chế độ dinh dưỡng có thể giúp người bệnh kéo dài tuổi thọ, tăng hiệu quả điều trị. 


Tác giả: Phương Thuận