Rối loạn tiền đình: Căn bệnh thường gặp nhưng nguy hiểm thì không phải ai cũng biết

Rối loạn tiền đình: Căn bệnh thường gặp nhưng nguy hiểm thì không phải ai cũng biết
Không chỉ người trưởng thành mà dân công sở cũng là đối tượng chính của chứng rối loạn tiền đình - chứng bệnh gây ra rất nhiều những phiền toái cho ai đang phải sống chung với nó.

Có thể nói, bệnh rối loạn tiền đình gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ có thể gây ra những biến chứng bất lợi cho sức khỏe.

Trước hết, để hiểu rối loạn tiền đình là bệnh như thế nào thì cần biết tiền đình là gì. Trong bài viết này sẽ giải quyết trọn vẹn những vấn đề trên.

1. Tiền đình trong cơ thể con người

Theo nghiên cứu, khoa học thì tiền đình là một bộ phận nằm phía sau ốc tai, nó đóng vai trò duy trì sự cân bằng các hoạt động của cơ thể như: Di chuyển, nằm, đứng, cúi xuống hay thậm chí là xoay người.

Tương ứng với mỗi hoạt động của cơ thể, hệ thống tiền đình cũng sẽ nghiêng, lắc theo các động tác này và có tác dụng giúp cho cơ thể giữ được thăng bằng. Bên cạnh đó, hệ thống tiền đình được điều khiển bới nhóm thần kinh cao cấp hơn của não.

2. Rối loạn tiền đình là bệnh gì?

Ảnh 2.

Rối loạn tiền đình mặc dù không phải là bệnh nhưng nó cũng nguy hiểm không kém. (Ảnh: Internet)

Theo nhiều nghiên cứu thì rối loạn tiền đình không phải là một căn bệnh, mà chỉ là một hội chứng mặc dù nó không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng một khi người bệnh bị rối loạn tiền đình thì sẽ dẫn đến các bệnh lý khác.

Hiện nay, theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia y tế thì tỷ lệ lứa tuổi trưởng thành mắc hội chứng tiền đình thuộc top cao nhất. Và những người lao động trí óc là đối tượng đang có xu hướng gia tăng dễ mắc căn bệnh này.

Người bị rối loạn tiền đình thường có biểu hiện: Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, ù tai, khi thay đổi tư thế rất khó khăn và người bệnh thường bị mất thăng bằng, dễ ngã… Khi mắc phải hội chứng này người bệnh sẽ có cảm giác mệt mỏi, năng suất làm việc kém và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của gia đình và bản thân.

3. Những lưu ý khi bị rối loạn tiền đình

Mặc dù rối loạn tiền đình là bệnh nhẹ, tuy nhiên nếu không chữa trị kịp thời, bệnh này vẫn có thể để lại những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của người bệnh. Thông thường, khi thấy cơ thể có những dấu hiệu của rối loạn tiền đình, bạn nên đến ngay bệnh viện gần nhất để được bác sỹ tư vấn. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc, việc tự ý chữa trị sẽ rất khó khỏi bệnh.

Thêm vào đó, nhóm đối tượng làm việc ở văn phòng cũng có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình cao do thường xuyên ngồi trong phòng điều hòa và làm việc căng thẳng bên vi tính. Do đó, để phòng tránh và điều trị tốt nhất chứng rối loạn tiền đình, mỗi người cần tăng cường vận động mỗi ngày, ăn uống nhiều loại hoa quả và rau xanh chứa nhiều vitamin để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Tác giả: LH