Tỷ lệ người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng. Triệu chứng phổ biến của bệnh là ợ nóng. Bệnh cũng có thể biểu hiện giống một số những bệnh lý khác nên thường gây nhầm lẫn.
Hình ảnh của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (Ảnh: internet)
Khi có các triệu chứng: ợ chua, ợ nóng thì người bệnh thường không quan tâm. Đến khi bệnh xuất hiện các triệu chứng nặng hơn: đau tức ngực, nghẹn họng mới đi khám và điều trị, lúc đó bệnh đã trở thành mãn tính, khó chữa dứt điểm và dễ tái phát lại.
Tùy theo tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra sự tư vấn và các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày như sử dụng thuốc hay phẫu thuật...
Trào ngược dạ dày không phải có thể điều trị khỏi hẳn trong thời gian ngắn mà đòi hỏi người bệnh kiên trì dùng thuốc và tuân theo chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học trong thời gian dài. Để điều trị trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Thuốc trung hòa axit có tác dụng làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản một cách nhanh chóng. Nhưng chúng không thể chữa lành được thực quản bị viêm, bị loét bởi axit dạ dày. Việc sử dụng lâu dài cần sự tư vấn của bác sĩ. Nếu lạm dụng một số loại thuốc kháng axit có thể gây ra tác dụng phụ như tiêu chảy hoặc táo bón.
Những loại thuốc này sẽ tác động đến tình trạng trào ngược của người bệnh lâu hơn các thuốc trung hòa axit.
Bệnh nhân thường gặp các triệu chứng của bệnh và không thể thích nghi với việc thay đổi lối sống sẽ được điều trị bằng các thuốc kháng H2 này.
- Thuốc ức chế bơm proton
Thuốc ức chế bơm proton trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản (Ảnh: internet)
Đây là nhóm thuốc hiện được sử dụng rộng rãi nhất. Thuốc ức chế bơm proton giúp ngăn chặn sự vận chuyển axit từ các tế bào sản xuất vào trong dạ dày thực quản.
Tuy nhiên, nhược điểm của thuốc là gây ức chế không hồi phục việc vận chuyển axit nên người bệnh cần quan tâm tới thời gian sử dụng. Để tránh tình trạng thiếu axit không dùng thuốc kéo dài.
- Loại bỏ các loại thực phẩm kích thích dạ dày làm tăng tiết axit quá mức như: Cà phê, rượu bia, đồ uống có gas, hạt tiêu, ớt cay, các loại gia vị giấm, nước sốt, tỏi và hành tây.
Các loại thực phẩm chiên hoặc dầu mỡ và các loại thực phẩm có tính axit như cà chua, ngô và quả vải.
Hành tây là loại thực phẩm người bệnh không nên dùng (Ảnh: internet)
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày: Việc chia nhỏ khẩu phần ra làm nhiều bữa ăn trong ngày có tác dụng giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tránh áp lực cho dạ dày và việc điều tiết axit cũng được ổn định hơn. Người bệnh cũng không nên nằm ngay sau khi vừa ăn xong.
- Tránh uống rượu và thức uống chứa caffeine: Rượu và caffeine làm nới lỏng cơ vòng kiểm soát việc lưu thông qua thực quản vào dạ dày (cơ thắt thực quản dưới),cho phép axit chảy ngược lại thực quản.
- Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá gây trở ngại cho hệ tiêu hóa và có thể gây hại niêm mạc của thực quản.
- Tránh mặc quần áo quá chật: Bởi nó sẽ làm nén các cơ quan nội tạng và làm hạn chế quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa. Do đó hãy chọn cho mình những trang phục thoải mái, co giãn.
Giảm cân dư thừa, do cân nặng ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của cơ thắt thực quản (Ảnh: internet)
- Giảm cân dư thừa: Ở người thừa cân, lượng mỡ tập trung nhiều tại vùng bụng sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của cơ thắt thực quản, tạo áp lực lên dạ dày thực quản và gây trào ngược axit.
- Nâng cao đầu giường (khoảng 15 – 20 cm): Nếu phần thân phía trên thực quản của bạn cao hơn so với dạ dày sẽ hạn chế hiện tượng axit trào ngược lên trên. Nhưng lưu ý không nằm gối cao vì gập người sẽ làm tăng sức ép vào dạ dày và gây hại cho cột sống của bạn.
Trong những trường hợp sử dụng thuốc không giải quyết được nguyên nhân gây bệnh, nên các triệu chứng có thể xuất hiện trở lại sau một thời gian ngưng thuốc. Do vậy, một số bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật.
Đa số các kỹ thuật thắt cơ vòng thực quản cho người bệnh trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản là phương pháp mổ mở, cụ thể là phương pháp 360 Nissen fundoplication.
Khi tiến hành phương pháp để điều trị trào ngược dạ dày thực quản này, bác sĩ sẽ quấn đáy trên của dạ dày xung quanh thực quản để tạo nên một cấu trúc giống cổ áo. "Cổ áo" tạo áp lực lên cơ thắt thực quản dưới và giúp ngăn dịch vị ở dạ dày chạy ngược lên thực quản. Để thực hiện ca phẫu thuật, bệnh nhân phải ở lại bệnh viện từ 6 đến 10 ngày.
Phương pháp này có hiệu quả tương tự như phương pháp mổ mở nhưng bệnh nhân sẽ nhanh hồi phục hơn. Tuy nhiên, đây là một phương pháp phẫu thuật để điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở mức độ khó, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có tay nghề và kinh nghiệm.
Một số bệnh nhân khó thực hiện được phẫu thuật nội soi: gồm người béo phì, những người đã từng phẫu thuật ở vùng bụng trên.
Tổng hợp