Phòng tránh hạ đường huyết - cách đơn giản mang lại hiệu quả cao

Phòng tránh hạ đường huyết - cách đơn giản mang lại hiệu quả cao
Nếu không duy trì ổn định lượng đường trong máu sẽ khiến bạn bị hạ đường huyết nhanh chóng. Do đó, bạn cần thực hiện những biện pháp phòng tránh hạ đường huyết sau.

1. Phòng tránh hạ đường huyết bằng tập thể dục thường xuyên

Tuy nhiên nếu tập luyện quá sức và không tuân thủ chỉ định của bác sĩ sẽ dẫn đến tình trạng hạ đường huyết, đặc biệt là ở bệnh nhân tiểu đường đang dùng insulin hoặc thuốc hạ đường huyết. 

Bệnh có thể đến ngay trong lúc bạn tập luyện hoặc sau khi kết thúc bài tập. 

Ở một số bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, cơn hạ đường huyết thường đến chậm hơn, sau thời điểm tập thể dục từ 6 - 14 giờ nếu tập luyện với cường độ nặng và lâu.

Ảnh 2.

Bệnh nhân nên đi bộ nhẹ nhàng để rèn luyện cơ thể (nguồn: Internet)

2. Không nên tập luyện quá sức để tránh tác dụng ngược

Người bệnh cũng không nên tập luyện quá sức bởi việc này sẽ gây tác dụng ngược. Không những không tăng cường sức khỏe mà còn mắc các bệnh như đau thắt ngực, loạn nhịp tim, xuất huyết đáy mắt và làm bong võng mạc ở những người đã có biến chứng đáy mắt giai đoạn 3. 

Để tránh những nguy cơ trên, bệnh nhân cần có một kế hoạch rèn luyện hợp lý, tốt nhất là đi bộ nhẹ nhàng hàng ngày vào mỗi sáng sớm và sau khi ăn tối. Tuy nhiên, nếu muốn, bạn vẫn có thể tập những môn thể thao vừa sức với bản thân như cầu lông, bóng rổ, bơi lội. Thể thao luôn là thứ thuốc bổ hữu hiệu giúp nâng cao sức khỏe.

3. Kiểm tra đường huyết trước và sau tập luyện

Đồng thời, luôn phải kiểm tra nồng độ đường huyết trước và sau khi tập luyện. Mang theo món ăn nhẹ nếu tập luyện cường độ mạnh, ví dụ như chạy bộ hoặc đạp xe. Món ăn nhẹ có thể ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết, ăn thêm món nhẹ nếu môn thể thao bạn tập luyện đốt cháy nhiều calo. 

Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn duy trì việc tập luyện mà vẫn kiểm soát được bệnh.  

Ảnh 4.

Hạ đường huyết có thể khiến bạn đau đầu và ngất xỉu (nguồn: Internet)

Hạ đường huyết có thể là hậu quả của bệnh tiểu đường hoặc phản ứng của cơ thể đối với thực phẩm do cơ thể không có nguồn năng lượng từ thức ăn. Hạ đường huyết thường dẫn đến sự sụt giảm nồng độ đường trong máu một cách đột ngột. 

Bệnh có thể được chữa nhanh chóng bằng cách ăn một lượng thức ăn nhỏ chứa glucose càng sớm càng tốt, ví dụ như bánh kẹo. Mặt khác, nếu không được chữa trị, hạ đường huyết có thể gây lú lẫn, đau đầu, ngất xỉu và thậm chí là co giật, hôn mê, tử vong ở những trường hợp nghiêm trọng.

Tổng hợp

                                                                                                                      

Tác giả: Quỳnh Anh