Phòng tránh bệnh trầm cảm sau sinh: mẹ bầu tự chăm sóc bản thân như thế nào?

Phòng tránh bệnh trầm cảm sau sinh: mẹ bầu tự chăm sóc bản thân như thế nào?
Quá trình nuôi con nhỏ là vô cùng gian nan, vất vả. Đã có nhiều phụ nữ quá áp lực trong việc chăm sóc con dẫn đến mắc bệnh trầm cảm sau sinh. Vậy để phòng tránh bệnh trầm cảm sau sinh, mẹ bầu cần phải làm gì?

Đón chào thành viên mới đồng nghĩa với việc thử sức với một vai trò mới: làm mẹ. Làm mẹ không hề đơn giản, nhiều người chưa thích ứng được với vai trò mới này dễ đến mất cân bằng cuộc sống và mắc bệnh trầm cảm sau sinh.

Do đó các mẹ cần học cách tự chăm sóc sau sinh thật tốt để lấy lại năng lượng và sức khỏe, sẵn sàng cho hành trình làm mẹ đầy thử thách và để phòng tránh trầm cảm sau sinh.

 1. Lưu ý chăm sóc sức khỏe sau sinh

Sau sinh, cơ thể bà bầu sẽ có những dấu hiệu đáng lưu ý sau:

Chất dịch tiết ra từ âm đạo hay gọi là máu chảy từ tử cung sau sinh. Ban đầu, chất dịch này đặc, có màu đỏ tươi, sau đó trở nên lỏng hơn và màu nhạt dần dần. Tình trạng này sẽ chấm dứt sau vài tuần sau sau con.

Ảnh 1.

Phòng tránh bệnh trầm cảm sau sinh đúng cách như thế nào? (ảnh Internet)..

Chân và bàn chân của các mẹ thường bị phù, sưng to. Mẹ bầu cũng có thể bị táo bón. Ngoài ra những cơn đau bụng âm ỉ thường xuất hiện đặc biệt là phụ nữ chăm con bằng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ bắt đầu xuất hiện từ 3 – 6 ngày sau khi sinh. Ngực của bạn lúc này sẽ rất đầy căng, mềm và có cảm giác khó chịu.

Các mẹ nên chú ý với những biểu hiện trên, hãy đến gặp bác sĩ ngay khi thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể. Thăm khám thường xuyên cũng là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé.

Một sức khỏe tốt chính là cách phòng tránh bệnh trầm cảm sau sinh hiệu quả nhất.

Ảnh 2.

Một sức khỏe tốt là cách phòng tránh trầm cảm sau sinh hiệu quả nhất (ảnh Internet).

2. Cách phòng tránh bệnh trầm cảm sau sinh

Nguyên nhân của bệnh trầm cảm sau sinh là ức chế tâm lý, căng thẳng và mệt mỏi kéo dài. Để phòng tránh bệnh trầm cảm sau sinh, việc của mẹ là phải giữ tinh thần thoải mái nhất.

Giai đoạn đầu làm mẹ là rất khó khăn, thường xuyên phải thức đêm chăm sóc con, cho con bú, thay bỉm, thay tã cho con... khiến các mẹ thiếu ngủ, mệt mỏi và kiệt sức. Mặc dù khó khăn là vậy, nhưng chắc chắn có cách giải quyết vấn đề này giúp cho mẹ mẹ bầu:

Thứ nhất, cần giải tỏa căng thẳng và suy nghĩ thoải mái, tích cực hơn. Hãy suy nghĩ đến những điều làm bạn vui vẻ, chăm sóc con và không quên tâm sự với gia đình, đặc biệt là chồng của bạn.

Thứ hai, hãy tranh thủ chợp mắt lúc con ngủ, dù không nhiều thời gian nhưng đủ để bạn thư giãn, giảm bớt mệt mỏi.

Thứ ba, tập thể dục mỗi ngày với những bài tập nhẹ nhàng dành cho phụ nữ sau sinh kết hợp với đi bộ vài phút trong ngày. Điều này không mất quá nhiều thời gian lại khiến mẹ bầu thoải mái để chăm sóc tốt nhất cho con.

Ảnh 3.

Thư giãn cơ thể bằng những bài tập thể dục nhẹ nhàng (ảnh Internet).

Cuối cùng, việc của bạn là nghỉ ngơi và chăm sóc con cái vậy nên đừng quá cầu toàn, đừng để tâm đến nhà cửa hay việc dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, bởi bạn sẽ không có thời gian cho việc đó nữa đâu. Hãy nhờ chồng bạn giúp đỡ công việc nhà khi bạn phải chăm sóc con, như vậy bạn sẽ không quá mệt mỏi và có nhiều thời gian để tĩnh dưỡng sức khỏe hơn.

3. Giảm cân, lấy lại vóc dáng sau sinh

Ngoại hình cũng là một yếu tố khiến mẹ bầu cực kỳ ái ngại. Sau khi sinh con, cơ thể thường tăng cân hơn so với ban đầu, nhiều mẹ thấy đây là chuyện buồn, tự ti và áp lực. Do đó, quyết tâm giảm cân, thực hiện mọi biện pháp để giảm cân, nếu không hoàn thành được mục tiêu cân nặng đã đề ra, chắc chăn mẹ bầu sẽ có suy nghĩ tiêu cực, lâu dần hình thành thói quen ngại giao tiếp, thu mình dẫ đến trầm cảm sau sinh.

Việc lấy lại vóc dáng là cần thiết nhưng không thể vội vàng. Mẹ bầu nên suy nghĩ tích cực hơn rằng giảm cân nhanh sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả bản thân và em bé. Cách giảm cân an toàn và hiệu quả là duy trì giảm cân trong nhiều tháng và bạn cần có chế độ dinh dưỡng, ché độ luyện tập thể thao phù hợp để thực hiện mục tiêu này. 

Chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp mẹ lấy lại vóc dáng sau sinh. Nếu một thời gian dài, mẹ bầu giảm ít cân hoặc không giảm cân thì nên giảm chất bột đường, mẹ bầu cần lưu ý ăn đủ chất để có sữa dinh dưỡng cho con bú. 

Ảnh 4.

Giảm cân lấy lại vóc dáng sau sinh như thế nào? (ảnh Internet).

Một ngoại hình xinh đẹp là cách khiến mẹ bầu tự tin hơn trong giao tiếp và là cách hữu hiệu để phòng tránh bệnh trầm cảm sau sinh. 


Tác giả: Yến Anh