Phân loại viêm cơ tim: viêm cơ tim tự phát, do virus và do nhiễm trùng

Phân loại viêm cơ tim: viêm cơ tim tự phát, do virus và do nhiễm trùng
Phân loại viêm cơ tim được thực hiện dựa trên rất nhiều cách khác nhau. Phần lớn việc xác định bệnh thuộc phân loại nào đều dựa trên chẩn đoán, biểu hiện lâm sàng và các mẫu sinh thiết cơ tim.

Viêm cơ tim là một căn bệnh ảnh hưởng tới cơ tim và các hoạt động của tim, nó có thể làm giảm khả năng bơm máu và gây rối loạn nhịp tim. có thể được phân loại theo một số cách khác nhau. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, dẫn đến suy tim nhanh chóng và đe dọa tính mạng người bệnh.

Viêm cơ tim có thể được phân loại theo một số cách khác nhau như nguyên nhân, mô học, miễn dịch học, và các tiêu chí lâm sàng. Từ mỗi loại, các bác sĩ điều trị sẽ có thể đưa ra các thông tin về tiên lượng và phương pháp điều trị. Gần đây, các chuyên gia đã đề xuất một hệ thống phân loại ba tầng cho căn bệnh viêm cơ tim cấp tính, dựa trên sự chính xác trong việc chẩn đoán bệnh của y học hiện đại.

1. Viêm cơ tim là bệnh gì?

Viêm cơ tim là tình trạng viêm, hoại tử hoặc ly giải của tế bào cơ tim gây nên do nhiễm trùng, do bệnh mô liên kết, do nhiễm độc hoặc không rõ nguyên nhân. Từ đó khiến cơ tim bị tổn thương ảnh hưởng tới chức năng co bóp của cơ tim.

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm cơ tim bao gồm chấn thương, nhiễm trùng, phơi nhiễm chất phóng xạ và tác dụng phụ của thuốc đặc trị. Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm cơ tim là nhiễm virus gây bệnh đường hô hấp như coxsackie nhóm B gây cúm nhẹ, virus adeno gây bệnh cảm hay virus gây bệnh ban đỏ do nhiễm khuẩn cấp (parvovirus B19). Bệnh viêm dạ dày-đại tràng hay nhiễm khuẩn đơn nhân (virus Epstein-Barr) và sởi cũng gây viêm cơ tim. Ngoài ra, bệnh còn gặp ở bệnh nhân nhiễm HIV.

Ngoài ra vẫn còn có các nguyên nhân khác khiến cơ tim bị viêm bao gồm:

- Nhiễm khuẩn, gồm liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, vi khuẩn gây bệnh bạch hầu và vi khuẩn ký sinh trên ve;

- Ký sinh trùng hình cung (toxoplasma) và ký sinh trùng đơn bào Trypanosoma Cruzi;

- Nấm mốc;

- Kích ứng với thuốc kháng sinh penicillin, sulfonamide, thuốc chống động kinh và ma túy.

Bệnh viêm cơ tim nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, dẫn đến suy tim nhanh chóng và đe dọa tính mạng người bệnh.

2. Phân loại viêm cơ tim như thế nào?

Nếu chia theo nguyên nhân gây bệnh thì có 3 loại viêm cơ tim bao gồm:

- Viêm cơ tim tự phát (idiopathic),

- Viêm cơ tim tự miễn (autoimmune). Cần lưu ý rằng một số người bị viêm cơ tim tự miễn không có triệu chứng đáng chú ý của tình trạng này.

- Viêm cơ tim do nhiễm trùng (infectious).

Có 5 thể lâm sàng của bệnh viêm cơ tim, bao gồm:

- Viêm cơ tim cấp (acute myocarditis) thường gặp ở người trẻ.

- Viêm cơ tim tối cấp (fulminant myocarditis) thường xảy ra đột ngột (sau khoảng 2 tuần nhiễm virus) và thường phải có dụng cụ hỗ trợ thất trái cơ học.

- Viêm cơ tim tế bào khổng lồ (giant cell myocarditis) đôi khi đi kèm những rối loạn miễn dịch như u tuyến ức hoặc bệnh Crohn. Mặc dù có sự cải thiện khiêm tốn về tỷ lệ tử vong với liệu pháp ức chế miễn dịch, bệnh nhân bị viêm cơ tim tế bào khổng lồ có kết quả tồi tệ nhất với thời gian sống trung bình là 5,5 tháng kể từ khi xuất hiện triệu chứng suy tim

- Viêm cơ tim mạn tính tiến triển (choronic active myocarditis) có thể khởi đầu nặng và gặp ở người có tuổi.

- Bệnh cơ tim sau sinh (peripartum cardiomyopathy).

- Viêm cơ tim tế bào ưa kiềm (eosinophilic myocarditis) là dạng viêm cơ tim do phản ứng quá mẫn với thuốc hoặc xảy ra ở những bệnh nhân rối loạn eosin hệ thống (systemic eosinophilic disorders).

Phân loại theo mô học của viêm cơ tim được giải thích qua các mẫu sinh thiết nội mô được hướng dẫn bởi tiêu chí Dallas (Classic Dallas Criteria) bao gồm:

- Viêm cơ tim hoạt động được định nghĩa là một bệnh viêm cơ xâm nhập vào cơ tim, tế bào viêm xuất hiện trên cùng một mẫu tế bào cơ tim với bằng chứng của viêm cơ tim hoại tử. Giải thích kỹ hơn cho trường hợp này là có những tế bào viêm nhỏ được tìm thấy trong tim gây tổn thương cho chính trái tim.

Những tế bào này bao gồm bạch cầu đơn nhân và bạch cầu trung tính và đôi khi bạch cầu ái toan, mỗi loại có vai trò trong việc tiêu diệt nhiễm trùng và tế bào bị nhiễm bệnh.

- Viêm cơ tim biên giới (bordeline myocarditis) được chẩn đoán có đặc trưng là tế bào viêm xâm nhiễm nhưng không có hiện tượng cơ tim hoại tử.

Nguồn:

1. https://www.myocarditisfoundation.org/research-and-grants/faqs/types-of-myocarditis/

2. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5814111/


Tác giả: Anh Dũng