Phân biệt u vú lành tính và u vú ác tính như thế nào? (P1)

Phân biệt u vú lành tính và u vú ác tính như thế nào? (P1)
Các khối u vú lành tính hay u vú ác tính phát triển đều bắt nguồn từ sự tăng sinh tế bào mô vú bất thường hoặc do sự nổi trội của những ống, thùy,... làm xuất hiện các nang hay mô sợi.

Việc phân biệt đâu là khối u vú lành tính và đâu là khối u vú ác tính đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh. 

Dưới đây là những đặc điểm của các khối u vú lành tính và đặc điểm của u vú ác tính (ung thư vú) mà bạn có thể tham khảo:

1. Đặc điểm của các khối u vú lành tính

1.1. U sợi tuyến vú

Với những thiếu nữ đang ở độ tuổi đôi mươi mà khi xoa nắn ngực cảm thấy được có một hoặc nhiều những cục dạng tròn, láng; kích thước cỡ hạt lạc cho tới hạt mít và có thể di chuyển thì đó có thể là khối u sợi tuyến vú lành tính.

Ảnh 2.

U sợi tuyến vú thường gặp ở những người từ 15, 16 tới 30 tuổi (Ảnh: Internet)

Khối u vú lành tính này có thể gây đau nhẹ và tăng kích thước khi bước vào chu kỳ kinh nguyệt thì chị em cũng cần thiết phải lo lắng.

Hoặc với những người đang thuộc độ tuổi sinh đẻ, do tuyến sữa phát triển nhanh có thể làm cho chị em có cảm giác xuất hiện cục u.

1.2. U diệp thể

U diệp thể cũng là một dạng u vú lành tính. Bệnh thường gặp ở những phụ nữ trong độ tuổi từ 15 - 16 (dậy thì) tới khoảng 30 tuổi. Ở trong tuyến vú có xuất hiện một khối u nhỏ bằng hạt mít hay bằng quả trứng cút tương tự như loại u sợi tuyến. 

Ảnh 3.

U diệp thể cũng là một dạng u vú lành tính phổ biến thường gặp (Ảnh: Internet)

Khối u này trong thời gian 1 - 2 năm đầu thì không có hiện tượng bất thường nhưng có thể phát triển nhanh vùn vụt sau đấy. Do da vú căng mỏng và có khá nhiều lằn xanh được vắt qua vắt lại ở phần da vú, cả phần vú to như trái cam sành. 

Thực tế thì u diệp thế là một u vú lành tính. Trừ khi phát hiện được những khối u bất thường khác thì chị em nên đi khám bác sĩ ngay do bệnh này cần phải giải phẫu thì mới biết chắc được đấy có phải là u lành tính hay không vì ngoài u diệp thể lành tính thì còn có loại u diệp thể ác tính (còn gọi là ung thư vú).

1.3. U nang vú (bọc dịch)

U nang vú dạng bọc dịch là bệnh u vú lành tính ở độ tuổi trung niên, tầm từ 40 đến 50 tuổi. Những nang hay bọc (với kích thước không đồng đều, có khối có đường kính từ vài mm cho tới vài cm, cũng có khối có đường kính to hơn) sẽ thường có chứa một dạng dịch lỏng và thường được gọi là cục hạch - và trong chuyên ngành sản phụ khoa các bác sĩ gọi là sợi - nang (di sản sợi - nang hay di sản nang).

Thực chất thì đây chỉ là một túi chứa đầy những chất dịch được hình thành do có một đoạn của một ống dẫn sữa bị nở ra. Đa số người bệnh có thể tự phát hiện ra khối u khi nằm ở tư thế sấp hoặc khi xoa nắn ngực do lúc đó vú đang ở trạng thái căng lên.

Ảnh 4.

Nang vú là một túi chứa đầy những chất dịch được hình thành do có một đoạn của một ống dẫn sữa bị nở ra (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên thì đôi khi những nang này lại không gây đau cho người bệnh và bạn cũng không thể quan sát được bằng mắt thường. Hoặc cũng có những ca mà nang vú này phát triển với kích thước to bằng quả quýt, có chứa dịch. 

Vì thế mà khi nghi ngờ có nang vú xuất hiện thì chị em cần phải tới cơ sở khám ngay để xác định chính xác bệnh. Phương pháp điều trị thông thường là chọc hút dịch. Các nang sau khi được chọc hút dịch thường xẹp đi và hiếm khi u vú lành tính này tái phát lại.

1.4. Áp-xe vú và lao vú

Áp-xe vú và bệnh lao vú là hai bệnh lý thường gặp ở những bà mẹ trẻ vừa mới sinh con hay cho con bú lần đầu tiên. Bệnh xuất hiện vào khoảng từ 2 tới 3 tuần mà mẹ sinh. Biểu hiện nhiễm khuẩn cũng rất rõ ràng:

- Cả cơ thể nóng, sốt

Ảnh 5.

Áp-xe vú và bệnh lao vú là hai bệnh lý thường gặp ở những bà mẹ trẻ vừa mới sinh con (Ảnh: Internet)

- Vú bị căng to

- Phần da vú sưng đỏ lên và đau nhức

Với những người không phải đang cho con bú cũng có thể mắc ap-xe vú, phổ biến thường xảy ra là ở vị trí xung quanh của quầng vú. Bệnh lao vú tuy là một bệnh hiếm gặp nhưng cũng cần được chẩn đoán bệnh chính xác thì việc chữa trị mới có hiệu quả.

1.5. Bọc sữa

Với những bà mẹ đang ở giai đoạn cho con bú thì rất hoang mang khi phát hiện thấy ngực mình có một khối dạng tròn, mềm nhão với kích thước như trái nho hoặc cũng có thể to hơn. Có khi khối u mới thấy vài ngày hoặc cũng có khi thấy chỉ trong một vài tháng - khối u cục này không gây đau nhưng kích thước cũng có thể tăng thêm sau các cơn căng sữa.

Ảnh 6.

Bọc sữa xuất hiện trong giai đoạn đang cho con bú (Ảnh: Internet)

Đừng lo lắng vì đây là một dạng u vú lành tính được gọi là bọc sữa. Bọc sữa xuất hiện do sữa bị ứ lại do có một ống sữa bị tắc. Bệnh nhân được dùng kim chọc hút ra sẽ thấy một loại dịch sệt như kem. Lúc đầu thì các mẹ nên kiên nhẫn nặn sữa để cho khối u xẹp đi. Tuy nhiên thường thì khối này sẽ không xẹp đi hoàn toàn.

Khi xuất hiện bọc sữa, các mẹ nên cai sữa cho trẻ lúc đó bọc sữa sẽ từ từ nhỏ  lại từ từ và sau đó khoảng vài tháng thì bạn có thể mổ để lấy bọc sữa ra.

(Còn tiếp)

Tác giả: Phương Thuận