Những triệu chứng giang mai thường gặp

Những triệu chứng giang mai thường gặp
Giang mai là một bệnh lý gây nguy hại sức khỏe nghiêm trọng, do đó việc nhận biết triệu chứng giang mai theo từng giai đoạn rất có ý nghĩa cho hoạt động chữa trị.

Giang mai là bệnh lý lây truyền qua đường tình dục dưới nhiều hình thức quan hệ bằng miệng, âm đạo hoặc hậu môn. Bệnh chia làm 4 giai đoạn chính: giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn 3.

Nguyên nhân gây ra bệnh giang mai chủ yếu là do vi khuẩn Treponema pallidum. 

Đây là căn bệnh xã hội nguy hiểm có tốc độ lây lan cực kỳ nhanh chóng. Giang mai gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh, và là gánh nặng lớn cho sự phát triển của xã hội.

1. Những triệu chứng giang mai thường gặp

Vết loét không gây đau

Dấu hiệu giang mai đầu tiên có thể nhận thấy là vết lở loét xảy ra ở dương vật, cổ tử cung hoặc trên môi ngoài của âm đạo nhưng lại không gây đau. Các vết loét này nếu phát triển bên trong bộ phận sinh dục thì rất khó để nhận biết cho đến khi chúng bắt đầu lan rộng ra khắp cơ thể.

Rụng tóc

Vào giai đoạn thứ hai của bệnh giang mai, bệnh nhân có thể bị rụng nhiều tóc, lông mi, và lông mày.

Sốt

Sốt cũng là biểu hiện xảy ra ở giai đoạn thứ hai khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, suy nhược kéo dài. Bên cạnh đó cơ thể bệnh nhân có thể bị xuất hiện kèm theo các triệu chứng như sưng hạch hay bị lở loét họng.

Ảnh 2.

Sốt cũng là biểu hiện xảy ra ở giai đoạn thứ hai bệnh giang mai. Ảnh: Internet

Đau cơ

Đây cũng là một trong những dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân mắc phải bệnh giang mai, các cơn đau cơ dai dẳng kéo dài khiến cho đời sống của bệnh nhân trở nên khó khăn.

Chán ăn

Giang mai có thể khiến người bệnh trở nhạt miệng, chán ăn, bỏ bữa gây sút cân. Dấu hiệu này thường xảy ra ở giai đoạn 2 của bệnh.

Ảnh hưởng hệ thần kinh

Ở giai đoạn 3 nếu không được chữa trị thì bệnh sẽ gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Nếu vi khuẩn xâm nhập vào hệ thần kinh thì gọi là giang mai thần kinh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các bộ phận khác của cơ thể. Ở giai đoạn này bệnh nhân có thể bị suy giảm thính lực, suy giảm trí nhớ, khó giao tiếp và bị run toàn thân.

Tim mạch rối loạn

Nếu vi khuẩn giang mai tấn công vào hệ tim mạch thì có thể gây ra các cơn đau tim do viêm động mạch hoặc mạch máu hẹp. Đây là tình trạng bệnh đã quá nặng khi bệnh nhân không điều trị giang mai trong một thời gian quá dài từ 10-15 năm.

Viêm màng não

Sau vài năm bị viêm nhiễm vi khuẩn giang mai bệnh chuyển qua giai đoạn 3 có thể gây ra viêm màng não và tủy sống ở người mắc. Giai đoạn này là vô cùng nguy hiểm vì có thể khiến người bệnh mất đi tính mạng.

2. Chữa trị bệnh giang mai

Bệnh giang mai là bệnh nguy hiểm nhưng nếu được điều trị bằng những loại thuốc đặc trị thì tỷ lệ khỏi bệnh là khá cao, khi được phát hiện sớm và điều trị đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Một liều duy nhất penicillin G tiêm bắp là lựa chọn đầu tiên cho việc điều trị mà không hề đem lại biến chứng. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể chỉ định doxycycline và tetracycline hoặc ceftriaxone để điều trị giang mai.

Nếu bệnh lý đã trở nặng chuyển qua giai đoạn xảy ra các biến chứng giang mai thần kinh thì cần được tiêm penicillin liều cao tối thiểu là 10 ngày. Có thể được sử dụng ceftriaxone thay thế nếu bệnh nhân bị dị ứng với penicillin. Chữa trị ở thời điểm này không thể cải thiện thiệt hại bệnh đã gây ra mà chỉ có thể hạn chế kìm kẹp bệnh tiếp tục phát triển.


Tác giả: Huyền Trang