Những triệu chứng của bệnh trĩ dễ bị nhầm lẫn - đọc ngay!

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Những triệu chứng của bệnh trĩ dễ bị nhầm lẫn - đọc ngay!
Trĩ là một trong những bệnh lý phổ biến của hệ tiêu hóa. Tỷ lệ mắc bệnh trĩ ngày càng cao, tuy nhiên rất ít người phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm và dẫn đến những biến chứng đáng tiếc. Vậy những triệu chứng của bệnh trĩ là gì?

Trĩ là một căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng nó lại ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Nếu để lâu và không có phương pháp trị liệu thì bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng khác nhau. 

Vì thế, nếu bạn thấy những triệu chứng của bệnh thì hãy đi khám bác sĩ để nhận được sự  tư vấn tốt nhất.

1. Bệnh trĩ là gì

Bệnh trĩ được hình thành do các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở các mô xung quanh hậu môn bị giãn quá mức. Có thể kèm theo viêm nhiễm và xuất xuất, tắc mạch gây  ra đau đớn và khó chịu.

Ở hậu môn có một bộ phận gọi là đường lược. Dựa theo vị trí của búi trĩ mà bệnh trĩ được chia thành: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

 2. Nguyên nhân của bệnh trĩ

Do chế độ sinh hoạt không điều độ: thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động, hay ngồi xổm, đặc biệt là dân văn phòng, phụ nữ sau sinh hay nhóm người mắc các bệnh về đường tiêu hóa phải rặn nhiều… 

Nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh trĩ là do táo bón lâu ngày. Khi bị táo bón, phân khô cứng gây khó khăn khi đi đại tiện. Thường xuyên gặp phải tình trạng táo bón cùng rặn nhiều sẽ dẫn đến tình trạng bị giãn những tĩnh mạch vùng trực tràng quá mức và gây ra bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn hoặc rách hậu môn.

3. Triệu chứng của bệnh trĩ

3.1. Đi ngoài ra máu

Đây là một trong những triệu chứng của bệnh trĩ thường gặp. Búi trĩ xuất hiện, sưng và xung huyết, khi bị phân cọ vào sẽ chảy máu. Chảy máu nhiều có thể khiến người bệnh thiếu máu, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn.

Ở giai đoạn đầu, ta chỉ thấy máu dính trên phân hoặc trên giấy vệ sinh. Khi bệnh nặng hơn, máu chảy nhỏ giọt hoặc bắn thành tia, nghiêm trọng hơn nữa khi người bệnh đi lại, ngồi xổm hay vận động mạnh cũng khiến máu chảy ra. Đôi khi, máu từ búi trĩ chảy ra đông lại trong lòng trực tràng gây đi cầu ra máu cục.

 3.2. Sa búi trĩ

Sa búi trĩ là tình trạng búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn. Đây là một triệu chứng của bệnh trĩ điển hình và rất dễ để nhận biết. Theo thời gian, búi trĩ dần phát triển và sa ra ngoài.

Ban đầu, sau khi sa ra ngoài bũi trĩ có thể tự co lên. Những về lâu dài búi trĩ sa ra ngoài đó không thể tự co lên được và bạn phải dùng tay đẩy lên. 

Nặng hơn là khi búi trĩ luôn trong tình trạng sa ra ngoài và dùng tay đẩy cũng không lên. Lâu ngày dẫn đến sa nghẹt trĩ, không vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sẽ bị nhiễm trùng và hoại tử búi trĩ khiến bệnh nhân đau đớn.

Trĩ sa độ 1, độ 2 chưa gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Đến trĩ sa độ 3, bệnh nhân mới cảm thấy khó chịu khi đi cầu, đi đứng nhiều, làm việc nặng. Khi trĩ sa đến độ 4, bệnh nhân thường xuyên đau đớn, khó chịu.

 3.3. Đau rát hậu môn

Các trường hợp bệnh nặng thường bị đau trong thời gian dài, thậm chí kéo dài dai dẳng. Bệnh nhân bị trĩ ngoại thường đau hơn trĩ nội. Vì khu vực búi trĩ nội xuất hiện không có dây thần kinh cảm giác nên thường ít gây đau.

Phân cứng cọ vào búi trĩ bị xung huyết gây nóng rát ở vùng hậu môn. Nặng hơn là khi búi trĩ sa ra ngoài, sưng tấy, viêm nhiễm, sa nghẹt trĩ... khiến bệnh nhân đau đớn.

Hiện tượng tắc mạch: Những cục máu đông nhỏ xuất hiện bên trong búi trĩ. Khi tắc mạch, bệnh nhân không dám ngồi ngay ngắn trên ghế mà chỉ đặt một mông trên ghế vì đau đớn. 

Hiện tượng sa trĩ nghẹt: lúc này búi trĩ có biểu hiện phù nề có khi sưng rất to không thể đẩy lên được làm cho người bệnh cảm thấy đau đớn.

3.4. Chảy dịch

Để cơ thể có thể đại tiện dễ ràng hơn trong hậu môn có tiết ra chất dịch. Khi bị sa búi trĩ, cơ vòng hậu môn bị hở, chất dịch chảy từ trong hậu môn ra kèm theo phân, khiến khu vực hậu môn lúc nào cũng ẩm ướt khó chịu.

Đây là một triệu chứng của bệnh trĩ khá dễ nhận biết.

3.5. Ngứa rát hậu môn

Việc hậu môn ngứa ngáy, khó chịu chủ yếu là vì hiện tượng chảy dịch, cũng là do các búi trĩ ngoại hình thành ở bên ngoài hậu môn khiến người bệnh thấy cộm và ngứa ngáy. Hoặc ngứa hậu môn và quanh hậu môn do viêm da bởi các chất dịch nhầy.

4. Khám trĩ ở đâu hiệu quả?

Khi có những triệu chứng của bệnh trĩ, bạn nên đi khám để có phương pháp trị liệu tốt nhất. Dưới đây là một só những phòng khám có uy tín và đảm bảo chất lượng tại Hà Nội.

- Khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: Tầng 5 nhà P – số 78 Đường Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội_Điện thoại: 0246 259 8285

Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai sử dụng phương pháp điều trị thắt trĩ qua nội soi trực tràng là phương pháp điều trị ngoại khoa được áp dụng rất thành công tại bệnh viện, mang lại hiệu quả tốt đối với người bệnh. 

- Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hiện nay, bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đang điều trị một số các bệnh lý trực tràng hậu môn như: trĩ, rò hậu môn, ung thư ống hậu môn…

Bệnh viện có các trang bị hiện đại, có đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm trong điều trị bệnh trĩ. Các phương pháp điều trị bệnh trĩ đang áp dụng là: tư vấn, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, điều trị nội khoa, can thiệp ngoại khoa.


Tác giả: Trương Xuân