Những nhầm lẫn tai hại về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Những nhầm lẫn tai hại về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Bệnh nhân ung thư nói riêng và tất cả các bệnh nhân nói chung trong quá trình điều trị do nhiều luồng thông tin khác nhau nên kiêng ăn, dẫn đến không đủ sức khoẻ để đảm bảo phác đồ trong quá trình điều trị, dẫn đến phải bỏ đợt điều trị.

1. Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư là yếu tố 'sống còn'

Mỗi năm ở Việt Nam có trên 150.000 người tử vong vì ung thư, trong đó có trên 80% bệnh nhân bị sụt cân, và trên 30% bệnh nhân tử vong vì suy kiệt trước khi tử vong do khối u phát tác. Điều đó cho thấy vai trò vô cùng quan trọng của dinh dưỡng trong chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư.

Hiện nay có rất nhiều nguồn thông tin liên quan đến chế độ ăn, bỏ đói tế bào ung thư, vậy chúng ta nên hiểu quan điểm này như thế? Trong buổi tư vấn sức khoẻ do nhãn hàng Cumar Gold Kare tổ chức,  Thạc sĩ - bác sĩ Thân Văn Thịnh, bệnh viên Ung bướu Hà Nội đã có những chia sẻ, tư vấn đề vấn đề này.

Bệnh nhân ung thư nói riêng và tất cả các bệnh nhân nói chung trong quá trình điều trị do nhiều luồng thông tin khác nhau nên kiêng ăn, dẫn đến không đủ sức khoẻ để đảm bảo phác đồ trong quá trình điều trị, dẫn đến phải bỏ đợt điều trị. 

Trong tình hình đó rất nhiều biến chứng có thể xảy ra như suy kiệt, suy dinh dưỡng, những bệnh lý về nhiễm trùng.Dinh dưỡng đối với bệnh nhân ung thư nói chung và trong tất cả các bệnh đóng vai trò rất quan trọng, nó hỗ trợ cho quá trình điều trị, trước, trong và sau quá trình điều trị của bệnh nhân. Bác sĩ Thân Văn Thịnh cho biết đa phần bệnh nhân đến khám quan tâm đến phác đồ điều trị nhưng đáng tiếc lại chưa quan tâm thích đáng đến dinh dưỡng trong quá trình điều trị.

2. Chế độ dinh dưỡng nên phân chia như thế nào mới hợp lý?

Về chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư, bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên ăn uống như bình thường để đảm bảo dinh dưỡng trong quá trình điều trị. Vẫn đảm bảo về lượng đường, đạm, tinh bột, vitamin, mỡ, khoáng chất… Không có chuyện ăn thịt sẽ làm cho tế bào ung thư phát triển. Cho đến nay vấn đề này vẫn còn nhiều bàn cãi nhưng bác sĩ Thân Văn Thinh cho biết cá nhân bác sĩ không ủng hộ quan điểm này.

Theo một số khảo sát, hiện nay một số bệnh nhân ngại ăn thịt bò, trứng sữa, thậm chí nhiều người kiêng ăn thịt tuyệt đối, chỉ ăn rau vì lo tế bào ung thư sẽ phát triển. Theo bác sĩ Thịnh, vấn đề ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến nguyên nhân gây ung thư, tái phát sau ung thư.

Kể cả người bình thường, đã có rất nhiều chuyên gia dinh dưỡng tư vấn, chế độ ăn nhiều cá, ít thịt (đặc biệt là thịt đỏ), tăng cường rau xanh, uống nhiều nước, bổ sung khoáng chất và vitamin…đó là quy chuẩn chung, không riêng gì người bệnh ung thư mà đối với những người bình thường thì đó là chế độ ăn rất tốt.

Nhưng đối với riêng bệnh nhân ung thư, khi đã điều trị xong ung thư họ cũng giống như người bình thường, nên ăn theo chế độ dinh dưỡng đó là rất tốt. 

Tuy nhiên, các bệnh nhân đang điều trị ung thư, đặc biệt là những người đang làm liệu trình hoá chất thì nguy cơ suy giảm bạch cầu rất cao. Nguồn cung cấp bạch cầu chủ yếu là protit có trong động vật, cung cấp năng lượng sản xuất bạch cầu để đảm bảo cho bệnh nhân không bị giảm bạch cầu trong quá trình điều trị.Với những trường hợp này, bác sĩ Thịnh khuyến cáo nên tăng cường độ đạm cho bệnh nhân, những bệnh nhân đang điều trị ăn được càng nhiều càng tốt.

3. Dinh dưỡng cho một số bệnh ung thư cụ thể

Trong một số bệnh ung thư nhất định, bác sĩ Thân Văn Thịnh cũng đưa ra những lời khuyên cụ thể cho người bệnh.

Đối với những bệnh nhân bị ung thư dạ dày, vấn đề dinh dưỡng cũng là một vấn đề thường xuyên được nhắc đến. Với trường hợp người bệnh bị K dạ dày, bác sĩ Thịnh cho biết: Dạ dày chính là nơi tiếp đón thức ăn thô, nhai nghiền thức ăn, đóng vai trò rất quan trọng trong chuyển hoá, hấp thu và tạo máu.

Đối với những bệnh nhân đã phát, phẫu thuật cắt bỏ dạ dày thì đây thực sự là một bài toán tương đối khó. Sau khi mổ dạ dày, có thể có rất nhiều biến chứng sẽ xảy ra, đặc biệt là những hội chứng liên quan đến trào ngược, khó tiêu,… Vì vậy, đối với những bệnh nhân bị ung thư dạ dày, tôi khuyên nên ăn những thức ăn nhỏ, dễ tiêu nhưng vẫn phải đảm bảo dinh dưỡng như thịt băm nhỏ, thịt xay, cháo dinh dưỡng. Ngoài ra có thể bổ sung thêm sữa. Bệnh nhân nên chia nhỏ bữa và ăn nhiều bữa một ngày.

Còn đối với bệnh nhân bị K thực quản, đa phần bệnh nhân phải mổ thông dạ dày nuôi dưỡng. Trong trường hợp này bác sĩ Thịnh cho biết vẫn tiếp tục bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân thông qua các sản phẩm như sữa, vitamin. Nếu trường hợp bệnh nhân ăn được bằng đường tự nhiên thì nên ăn những đồ dễ tiêu, dễ nuốt.

Bên cạnh ung thư dạ dày, ung thư phổi thì ung thư vòm họng là một trong những ung thư rất phổ biến ở Việt Nam. Rất may mắn cho bệnh nhân, điều trị ung thư vòm rất nhạy với các tia xạ, chính vì thế rất nhiều bệnh nhân ung thư vòm đã được chữa khỏi vĩnh viễn nhờ tia xạ. 

Tuy nhiên, những tác dụng phụ của tia xã hiện nay rất nặng nề, phổ biến như viêm teo tuyến nước bọt, viêm teo lợi hàm, viêm xơ cứng vùng cổ, cơ nhai…nên bệnh nhân nhai, nuốt rất khó khăn. Đối với bệnh nhân ung thư vòm họng thì ngoài vấn đề ăn uống, tập luyện cũng rất quan trọng. Phải tập nhai, rửa vòm thường xuyên để chống nhiễm trùng. 

Bệnh nhân nên rửa vòm đều đặn, ngậm nước chè tươi thường xuyên để hạn chế nhiễm trùng. Và lời khuyên tiếp theo là nhai kẹo dẻo để nhanh hồi phục tuyến nước bọt, nếu nhai liên tục, tuyến nước bọt ở chân răng và nướu tiết ra và  dần hồi phục.

Với những câu hỏi về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi, bác sĩ Thân Văn Thịnh chia sẻ trường hợp bệnh nhân ung thư phổi thì xạ trị là một phương án cứu cánh rất quan trọng. Thậm chí, ung thư phổi nhờ xạ trị có thể điều trị khỏi được ở giai đoạn sớm. Nhưng bác sĩ cũng nói về những dụng phụ của việc xạ trị rất nhiều: "Có người bị viêm phổi sau xạ, có trường hợp bệnh nhân điều trị ổn ung thư phổi nhưng lại bị viêm phổi rất nặng sau khi xạ trị. Viêm phổi ở đây bệnh nhân có thể bị viêm phổi tại chỗ, viêm dính màng phổi,… đặc biệt một số bệnh nhân có phản ứng dịch màng phổi rất dễ bị dính phổi sau điều trị. 

Vậy chế độ dinh dưỡng cho người ung thư phổi ở đây cũng như những bệnh ung thư khác, ăn nhiều rau xanh (khoảng 300gram/ngày). Ngoài vấn dinh dưỡng đầy đủ thì tập luyện rất quan trọng, tập thở giúp chống dính màng phổi, lưu thông không khí, hạn chế ứ đọng, tồn dư không khí…".

Với các bệnh nhân đang điều trị ung thư hay sau điều trị thì khuyến cáo chung của bác sĩ dành cho người bệnh là nên ăn đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều cá, thịt trắng, bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn, ăn những thức ăn nhỏ, dễ tiêu hoá, uống từ 1-2 lít nước mỗi ngày…và nên vận động thường xuyên để đảm bảo sức khoẻ.

Tác giả: MN