Những lưu ý về an toàn thực phẩm trong thời tiết nồm ẩm

Những lưu ý về an toàn thực phẩm trong thời tiết nồm ẩm
Thời tiết nồm ẩm đặc biệt tạo điều kiện cho sự sinh sôi nấm mốc gây hại, nếu nó xâm lấn lên thực phẩm sẽ khiến con người bị ngộ độc dẫn đến các biến chứng xấu. Dưới đây những lưu ý về an toàn thực phẩm dành cho bạn trong thời tiết nồm ẩm.

1.  Nấm mốc là gì?

Nấm mốc là một loại sinh vật có kích thước tương đối nhỏ giống như cây thảo mộc, gồm các sợi nhỏ hyphea. 

Nấm mốc thường xuất hiện trên các bề mặt thực vật và động vật khi được bảo quản kém trong thời gian dài.

Một số loại nấm phổ biến gây hại như nấm xanh, nấm có mũ… đa phần các loại nấm này chứa chất aflatoxin rất độc cho sức khoẻ con người.

Đa phần nấm mốc phát triển trên cây lương thực như gạo, ngô, hạt sen, lạc củ gây suy giảm dinh dưỡng, thay đổi màu sắc mùi vị, nó còn gây thối rửa rau củ ngũ cốc.

Ảnh 2.

Ảnh: dantri

2. Nguy hại của nấm mốc

Điều đáng nói là aflatoxin không bị tiêu diệt bởi nhiệt, dù ở nhiệt độ cao nó cũng chỉ loại bỏ được bào tử nấm chứ không trừ khử được độc tố ở trong nó. Do vậy, khi vô tình ăn phải thực phẩm bị nấm mốc chứa độc tố, bệnh nhân sẽ bị ngộ độc cấp tính, và trên liều lượng 10mg aflatoxin có thể dẫn đến tử vong.

Ngoài ra, độc tố này còn có thể gây các bệnh mãn tính cho gan như gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan. Nếu người đang bị viêm gan B và ăn phải nấm mốc có chứa aflatoxin dễ dẫn đến ung thư gan.

3. Cách bảo quản thực phẩm

Để đảm bảo an toàn thực phẩm, việc bảo quản thực phẩm đúng cách rất quan trọng. Chúng ta không nên để thực phẩm ở môi trường ngoài mà phải bảo quản trong tủ lạnh. Đối với những thực phẩm để bên ngoài qua đêm, cần loại bỏ ngay. Đặc biệt lưu ý, khi mua thực phẩm tươi sống, chúng ta cần phân loại bọc kín bởi màng bao thực phẩm rồi cho liền vào tủ lạnh để tránh vi khuẩn phát triển.

Thực phẩm nếu đã qua chế biến nên sử dụng trong ngày, nếu vẫn còn thì sử dụng 1-2 ngày tránh bỏ lâu hơn. Đối với những thực phẩm có mùi như mắm, pho mát, bơ, hải sản, cần bọc kĩ nhiều lớp. 

Ảnh 3.

Ảnh: thucphamtotnhat

Bát đũa sau khi rửa cần được để khô ráo cho lần sử dụng tiếp theo, nếu vẫn còn ẩm thì nên rửa lại bằng nước rồi hơ trên lửa đề phòng nấm mốc tồn tại.

Trong điều kiện gia đình không sử dụng tủ lạnh,  nên đi chợ hoặc siêu thị để mua thực phẩm theo ngày. Việc tích trữ tích trữ thực phẩm bên ngoài môi trường sẽ dễ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.

Ngoài ra, nên để thực phẩm ở những nơi thoáng mát, sơ chế kĩ nguyên liệu và chế biến ngay sau khi sơ chế. Những thực phẩm nào có hiện tượng nổi nấm mốc thì ngay lập tức cần hủy bỏ, không được tiếp tục sử dụng nữa.

Vào thời tiết ẩm nồm hay bất kì thời tiết nào, chúng ta nên kĩ càng trong việc bảo quản thực phẩm nhằm bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và gia đình.

Theo suckhoedoisong

Tác giả: Huyền Trang