Những loại xét nghiệm ung thư đường tiêu hoá phổ biến nhất

Những loại xét nghiệm ung thư đường tiêu hoá phổ biến nhất
Kiểm tra sức khoẻ định kỳ là một trong những xét nghiệm ung thư đường tiêu hoá giúp phát hiện bệnh sớm nhất.

Khi bệnh nhân có những dấu hiệu chưa rõ ràng thì việc đi khám sức khoẻ định kỳ thường xuyên giúp phát hiện ung thư sớm nhất. Điều này góp phần tăng thời gian sống của bệnh nhân và giảm chi phí điều trị của người bệnh. 

Những loại xét nghiệm ung thư đường tiêu hoá phổ biến nhất

1. Xét nghiệm chẩn đoán ung thư đại trực tràng

Những yếu tố làm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng gia tăng:

- Chế độ ăn uống không cân đối: nhiều thịt động vật, mỡ động vật, ít chất xơ và các loại Vitamin A, B, C, E. Thực phẩm có hóa chất gây ung thư như: benzopyren, nitrosamin (có trong dưa muối, thịt hun khói).

- Trong gia đình có người thân bị ung thư đại tràng. 

- Tiền sử xuất hiện polyp trong ruột già, đặc biệt khi kích thước > 2cm. Viêm đại trực tràng chảy máu và bệnh Crohn.

Những loại xét nghiệm ung thư đường tiêu hoá phổ biến nhất  - Ảnh 1.

Ung thư đại trực tràng là một trong những ung thư đường tiêu hoá phổ biến nhất (Ảnh: Internet)

Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân làm những xét nghiệm ung thư đường tiêu hoá - ung thư đại tràng sau nếu nghi ngờ người đó mắc ung thư đại tràng:

- Tìm máu ẩn trong phân: Đây là xét nghiệm đầu tiên có giá trị to lớn trong tầm soát ung thư đại tràng. 

- Xét nghiệm đặc hiệu CEA: CEA là chất được sản xuất bởi tế bào ung thư. Ở người mắc ung thư đại tràng, chất có thể tăng cao hơn mức bình thường. Xét nghiệm này có ý nghĩa trong việc theo dõi quá trình điều trị và sau khi điều trị, nhằm ngăn ngừa khả năng tái phát bệnh. 

Những loại xét nghiệm ung thư đường tiêu hoá phổ biến nhất  - Ảnh 2.

Nội soi đại tràng - xét nghiệm ung thư đường tiêu hoá. (Ảnh: Internet)

- Nội soi đại tràng: Dễ dàng phát hiện những khối polyp với kích thước nhỏ và tổn thương đại trực tràng khác. 

- Sinh thiết: Khi nội soi đại tràng phát hiện tổn thương tiền ung thư hoặc nghi ngờ ung thư bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết hoặc cắt bỏ các tổn thương và có kế hoạch điều trị phù hợp nhất với các tổn thương này. 

- Các xét nghiệm khác hỗ trợ phân chia giai đoạn ung thư: chụp X – quang quanh phổi, siêu âm bụng, chụp cắt lớp vi tính (CT – S can) bụng.

2. Ung thư dạ dày

2.1. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ung thư dạ dày

- Helicobacter pylori ( hay còn gọi là vi khuẩn Hp) là một trong những tác nhân gây viêm và loét dạ dày, dẫn đến yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày. 

- Nguy cơ ung thư dạ dày ở người đã thực hiện phẫu thuật dạ dày hoặc thiếu máu ác tính, phì đại dạ dày, một số hội chứng di truyền như FAP, Lynch,…  

- Môi trường ô nhiễm, khói bụi, sử dụng quá nhiều rượu bia, thuốc lá, chế độ ăn có nhiều muối, thực phẩm dưa muối, hun khói, mỡ thịt động vật,… cũng làm tỷ lệ mắc ung thư tăng cao. 

Ung thư dạ dày có những triệu chứng ban đầu sau đây:

- Ăn uống kém hoặc ợ nóng

- Đau thượng vị ở nhiều mức độ khác nhau

- Nôn và buồn nôn

- Nuốt nghẹn sau xương ức

- Chướng bụng

- Chán ăn; Mệt mỏi và yếu sức; 

- Gầy sút nhiều; 

- Xuất huyết (ói ra máu hoặc máu trong phân).

2.2. Xét nghiệm cần thực hiện để chẩn đoán ung thư dạ dày sớm

Những loại xét nghiệm ung thư đường tiêu hoá phổ biến nhất  - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ Nội soi dạ dày - thực quản (Nguồn: Internet)

Nội soi dạ dày - thực quản: Là sử dụng ống nội soi dạ dày đưa qua miệng đến thực quản và dạ dày. Nếu có bất thường, bác sĩ sẽ lấy mẫu mô qua ống nội soi dạ dày và tiến hành sinh thiết. Chất chỉ điểm u trong máu: CA 72-4, CEA,…

3. Ung thư thực quản

Thực quản là một phần của ống tiêu hóa, nối từ họng đến dạ dày. Ung thư thực quản là một ung thư đường tiêu hoá thường gặp ở người trên 55 tuổi. Nam giới dễ bị ung thư thực quản gấp 4 lần nữ giới.

3.1.Dấu hiệu cảnh báo ung thư thực quản

Triệu chứng thường gặp nhất là khó nuốt tăng dần, thường nghẹn ở cổ và cảm giác nóng rát khi nuốt thức ăn. Một số triệu chứng khác như khó tiêu, nóng rát trước ngực, nôn ói, nghẹn thức ăn. Những triệu chứng ít gặp hơn: Ho khan, thở khò khè, cảm giác đau rát sau ức hay đau vùng cổ, khàn tiếng, thiếu máu, gầy sút cân,…

3.2. Xét nghiệm chẩn đoán ung thư

Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường trên, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm một số xét nghiệm nhằm phát hiện nguy cơ ung thư thực quản như:

Nội soi thực quản và sẽ bấm sinh thiết ở bất cứ vùng nào bị tổn thương. Chất chỉ điểm u trong máu: CEA, SCC.

Có thể thấy, phương pháp nội soi là loại xét nghiệm ung thư đường tiêu hoá hay được sử dụng nhất. 

Tác giả: Thanh Y