Những điều cần biết về u khí quản

Những điều cần biết về u khí quản
U khí quản là một trong những bệnh lý đường hô hấp hiếm gặp, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người mắc bệnh. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này bạn đọc hãy tham khảo bài viết dưới đây.

1. U khí quản là gì?

Khí quản là một ống dẫn khí hình lăng trụ nối từ dưới thanh quản đến hệ phế quản của phổi. Đây là bộ phận quan trọng, đảm nhiệm chức năng tăng khả năng trao đổi khí cũng như điều hoà lượng không khí đi vào phổi.

U khí quản là sự tăng trưởng bất thường làm hình thành khối u trong khí quản. Khối u khí quản chia là 2 loại là lành tính và ác tính, trong đó hầu hết khối u lành tính thường gặp ở trẻ em và khối u ác tính hay gặp là carcinoma (tế bào gai, tuyến) ở người trưởng thành.

Bệnh gây chèn lấp khí quản gây nguy hiểm do đó người bệnh cần được phẫu thuật tái tạo khí quản đồng thời xử lý bệnh lý ung thư của khí quản.

Ảnh 2.

U khí quản nếu không được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Ảnh: Internet

2. Các loại u khí quản

U khí quản được phân thành 2 loại là khối u lành tính và khối u ác tính. 

2.1. Khối u lành tính

3 loại khối u lành tính thường gặp đó là chondroma, hemangioma và papilliomas. Chondroma là loại u lành tính khí quản phổ biến nhất nhưng là loại u sụn này có thể trở thành ác tính theo thời gian. Hemangioma là loại khối u khí quản hình thành từ các mạch máu nhỏ xảy ra ở cả trẻ em đến người lớn. Papillomas là một loại u nhú tế bào gai lành tính thường thấy ở những người trưởng thành có thói quen hút thuốc. Ngoài ra còn có một loại u nhú khác gây ra bởi virus gọi là papillomatosis laryngotracheal thường xảy ra ở trẻ em.

2.2. Khối u ác tính

Có 2 loại khối u ác tính chính đó là ung thư tế bào vảy và ung thư biểu mô nang VA. Trong đó ung thư tế bào vảy là loại u ác tính phổ biến nhất, khối u này phát triển tương đối nhanh chóng nên gây khó khăn trong việc điều trị khi phát hiện muộn. U ác tính này liên quan đến thói quen hút thuốc của người bệnh.

Ung thư biểu mô nang phát triển chậm hơn ung thư tế bào vảy và không hề liên quan đến việc hút thuốc lá. Bệnh xảy ra ở mọi độ tuổi và giới tính nhưng phổ biến hơn ở tuổi 40.

Ảnh 3.

Các khối u khí quản ác tính thường xảy ra đối với những người trên 40 tuổi. Ảnh: Internet

3. Triệu chứng người bệnh bị u khí quản 

Khi người bệnh xuất hiện khối u khí quản bệnh nhân thường có những biểu hiện tương đối giống với các bệnh lý như hen suyễn, viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên dễ gây nhầm lẫn. 

Bệnh nhân sẽ gặp phải những cơn ho kéo dài, ho ra máu, thở khò khè ồn ào, khó nuốt, khàn tiếng, khó thở. Bệnh nhân u khí quản thường xuyên bị suy nhiễm trùng đường hô hấp, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, suy giảm cân nặng.

4. Chẩn đoán bệnh u khí quản

Để chẩn đoán bệnh u khí quản người bệnh phải trải qua rất nhiều bước từ nhịp thở, tình trạng hô hấp, khám thực thể cho tới soi phế quản để quan sát khí quản. Bệnh nhân cũng có thể được lấy một miếng khối u để xét nghiệm sinh thiết, chụp X-ray hoặc CT scan ngực và họng.

5. Điều trị bệnh u khí quản 

Cách thức điều trị u khí quản phụ thuộc vào các yếu tố như sức khỏe tuổi tác của bệnh nhân, chủng loại và vị trí của khối u để xây dựng phác đồ thích hợp.

Đối với điều trị u khí quản thì phương pháp chữa trị hiệu quả nhất là phẫu thuật cắt bỏ và tái tạo u khí quản lành tính, ác tính. Phẫu thuật này tính khả thi cao, thường được chỉ định trong trường hợp khối u không chiếm quá 1/3 độ dài khí quản.

Một số phương pháp được ứng dụng trong chữa trị u khí quản như: Phẫu thuật, xạ trị bằng tia, hoá trị bằng hóa chất, phương pháp Bronchoscopic hoặc phương pháp Stenting.

Bệnh nhân u khí quản cần hợp tác chặt chẽ với đội ngũ y tế để quản lý một khối u khí quản, tuân thủ phác đồ điều trị và duy trì một thái độ tinh thần tích cực để mang lại hiệu quả điều trị cao.

Tác giả: Huyền Trang