Những điều cần biết về dậy thì ở nam và nữ

Những điều cần biết về dậy thì ở nam và nữ
Tuổi dậy thì thường được coi là độ tuổi quan trọng bởi đây là dấu mốc đánh dấu sự phát triển về tâm sinh lý ở trẻ, bởi vậy rất nhiều phụ huynh thắc mắc về sự phát triển cơ thể của con cái, đặc biệt là tuổi nào sẽ ngưng phát triển đối với cả nam và nữ, cũng như cách để chăm sóc thể trạng tuổi dậy thì.

Tuổi dậy thì ở nam thường bắt đầu từ 8 tuổi đến 14 tuổi, còn ở nữ từ 10 - 14 tuổi. Đây là độ tuổi rất quan trọng bởi nó đánh dấu sự chuyển đổi từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành và kéo theo hàng loạt các thay đổi cơ thể với việc tăng sản xuất một số hoóc môn nhất định. Khi bước vào độ tuổi dậy thì đồng nghĩa với việc các cơ và xương tăng trưởng nhanh, hình dáng và kích thước cơ thể có sự thay đổi đáng kể cùng với sự hình thành khả năng sinh sản. 

Dưới đây là những khác biệt về sự phát triển trong giai đoạn dậy thì ở nam và nữ:

1. Dậy thì ở trẻ em trai

Sự phát triển trong giai đoạn dậy thì diễn ra trong khoảng thời gian dài, vì vậy khó có thể biết khi nào giai đoạn dậy thì kết thúc mà chỉ có thể nhận biết qua các dấu hiệu ở cơ thể.

Mỗi cá nhân phát triển ở các mức độ khác nhau, và với mỗi người giai đoạn dậy thì bắt đầu và kết thúc ở những thời điểm khác nhau. Tuổi dậy thì ở bé trai có thể kéo dài từ 2 đến 5 năm, vì vậy không phải lúc nào cũng dễ đoán được khi nào nó kết thúc.

Cơ thể của bé trai trải qua nhiều thay đổi trong tuổi dậy thì, chẳng hạn thừa cân hoặc béo phì, sự phát triển lông cơ thể... và những dấu hiệu bên trong cơ thể. Trung bình, trẻ em trai bắt đầu dậy thì vào khoảng 12 tuổi. Tuy nhiên, cũng có trẻ trai dậy thì từ 8 đến 14 tuổi.

Ảnh 1.

Dậy thì ở nam và nữ đều rất cần đến sự quan tâm của phụ huynh

Trong giai đoạn dậy thì, phụ huynh cần đặc biệt quan tâm tới vấn đề dinh dưỡng cho trẻ trai. Cụ thể là, chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc từ 8 đến 10 tiếng và tập thể dục đều đặn là điều cần thiết. Ngủ lành mạnh là đi ngủ vào cùng một khoảng thời gian mỗi đêm và không thức dậy quá muộn.

Cũng trong giai đoạn dậy thì, trẻ trai có thể thấp hơn hoặc cao hơn các bé trai khác cùng tuổi. Hiểu được những thay đổi mà cơ thể chúng đang trải qua để từ đó tìm thấy những thông tin về tuổi dậy thì có thể giúp trẻ phát triển tốt hơn về vóc dáng cơ thể. 

2. Dậy thì ở trẻ em gái

Các bé gái có khuynh hướng phát triển dậy thì vào khoảng từ 10 đến 14 tuổi. Tuổi trung bình của trẻ gái khi dậy thì là khoảng 11 tuổi. Hầu hết các bé gái sẽ đạt đến chiều cao trưởng thành khi 15 tuổi. Các bé gái thường bắt đầu và kết thúc tuổi dậy thì sớm hơn các bé trai.

Đối với các trường hợp dậy thì sớm hay muộn, các bậc phụ huynh cũng không cần quá lo lắng bởi điều này hoàn toàn bình thường. Dậy thì bé gái kéo dài cho đến khoảng 16 tuổi.

Ở trẻ em gái, nếu bé dậy thì trước 8 tuổi, hoặc trẻ 13 tuổi chưa phát triển ngực, hay chưa có chu kỳ kinh nguyệt ở tuổi 16 thì đây được coi là những dấu hiệu bất thường. Những trường hợp này cần được khám chuyên khoa để chẩn đoán tình trạng sức khỏe.

Trong giai đoạn dậy thì, các bé gái cũng trải nghiệm những trạng thái "sáng nắng, chiều mưa, trưa ẩm ướt" ngoài những thay đổi bên trong cơ thể. Sự thay đổi của các hoóc môn ở tuổi dậy thì chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Ảnh 2.

Sự thay đổi của các hoóc môn trong cơ thể là nguyên nhân dẫn tới những thay đổi về tâm sinh lý

Cũng tương tự các bé trai, chế độ dinh dưỡng tuổi dậy thì với nữ cũng rất quan trọng, và các trẻ gái bị suy dinh dưỡng có thể phát triển muộn hơn so với bạn bè. Suy dinh dưỡng trầm trọng khi còn nhỏ có thể làm trì hoãn sự phát triển của cơ thể.

Theo Tổ chức Cứu trợ Trẻ em, vào năm 2013, có hơn 200 triệu trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới bị suy dinh dưỡng hoặc suy dinh dưỡng thể nhẹ khiến những trẻ này có nguy cơ dậy thì muộn, cũng như các biến chứng phát triển khác.

Tác giả: DNA