Những điều cần biết về bệnh viêm phế quản ở người lớn

Những điều cần biết về bệnh viêm phế quản ở người lớn
Không chỉ phổ biến ở trẻ em mà viêm phế quản ở người lớn còn có nhiều diễn biến phức tạp ảnh hưởng trực tiếp tới đường thở và khả năng hô hấp của người bệnh. Bệnh viêm phế quản ở người lớn thường được phân loại dựa trên diễn tiến của bệnh bao gồm viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính.

1. Phân loại viêm phế quản ở người lớn

Bệnh viêm phế quản ở người lớn thường được phân loại dựa trên diễn tiến của bệnh bao gồm viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính.

Viêm phế quản cấp tính là dạng viêm phế quản ở người lớn thường xảy ra hơn. Dạng viêm phế quản này thường bắt đầu một cách đột ngột, nhưng thường sẽ hết sau khoảng 7-10 ngày điều trị đúng cách mà không để lại các di chứng về sau cho sức khỏe người bệnh. Dạng bệnh cấp tính thường do nguyên nhân nhiễm trùng hoặc hít phải hóa chất gây nên.

Trong khi đó, viêm phế quản ở người lớn dạng mãn tính là tình trạng các triệu chứng của viêm phế quản xuất hiện trên 3 tháng trong vòng hai năm liên tiếp (không cần phải là 3 tháng liên tiếp). Viêm phế quản ở người lớn mãn tính nghiêm trọng hơn rất nhiều so với thể bệnh cấp tính, bệnh không thể khỏi hẳn và dễ dàng tái phát khi có các yếu tố thuận lợi.

Sự ô nhiễm trong không khí, môi trường tại nơi làm việc hoặc nơi sống, khói thuốc lá thường là nguyên nhân chịu trách nhiệm cho các trường hợp viêm phế quản mãn tính.

2. Triệu chứng

Sự biểu hiện triệu chứng của viêm phế quản ở người lớn nhìn chung có sự khác nhau đáng kể dựa theo thể bệnh mà người bệnh mắc phải là cấp tính hay mãn tính.

Nếu như người bệnh mắc viêm phế quản cấp tính, các triệu chứng của bệnh có xu hướng xảy ra rầm rộ hơn và dễ phát hiện hơn với các triệu chứng như sốt, ho, khạc đờm, đau ngực, nóng ngực, khó thở, sổ mũi, đau họng,...

Ảnh 2.

Viêm phế quản cấp tính có thể gây ra sổ mũi (Ảnh: Interne)

Còn khi bệnh nhân mắc viêm phế quản ở người lớn mãn tính, bệnh nhân chủ yếu biểu hiện bằng ho, khó thở, khạc đờm nên rất dễ bị bỏ qua triệu chứng dẫn đến phát hiện bệnh ở giai đoạn khá muộn.

Một số triệu chứng như sốt cao, thay đổi màu sắc đờm (vàng, xanh,...), khó thở nhiều,... có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một vấn đề nghiêm trọng đang xảy ra và bệnh nhân cần được đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

3. Chẩn đoán viêm phế quản ở người lớn như thế nào?

Để chẩn đoán viêm phế quản ở người lớn, ngoài dựa vào các đặc điểm biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng của bệnh nhân, bác sĩ còn có thể dựa trên một số cận lâm sàn có giá trị chẩn đoán như:

- Xét nghiệm máu: Thường là xét nghiệm về công thức máu để thấy được sự thay đổi các thành phần trong máu, nhất là số lượng tế bào bạch cầu.

- Xquang ngực: Thường cho thấy hình ảnh tổn thương dày thành phế quản trên phim Xquang. Ngoài ra còn có tác dụng trong chẩn đoán phân biệt với các bệnh phổi khác.

Ảnh 3.

Chụp Xquang ngực để xác định các tổn thương trên phế quản (Ảnh: Internet)

- Xét nghiệm đờm: Xét nghiệm đờm có thể được thực hiện để tìm vi khuẩn hoặc làm kháng sinh đồ phục vụ cho điều trị.

4. Điều trị viêm phế quản ở người lớn

Hầu hết các trường hợp cả viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính đều không cần phải sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị (chỉ sử dụng khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn như sốt cao, thay đổi màu sắc đờm,...) mà chỉ sử dụng các loại thuốc điều trị triệu chứng của bệnh.

4.1. Viêm phế quản cấp tính

- Thuốc ho: Người bệnh có thể được sử dụng các loại thuốc ho giúp phản xạ ho diễn ra dễ dàng hơn, cần hạn chế sử dụng các loại thuốc ức chế phản xạ hơ bởi có thể ngăn cản cơ chế miễn dịch của cơ thể.

- Thuốc long đờm: Các loại thuốc long đờm như acetylcystein có thể được dùng giúp bệnh nhân đào thải đờm dễ dàng hơn.

- Thuốc giãn phế quản: Nếu khó thở nhiều, bệnh nhân có thể được cho sử dụng các loại thuốc giãn phế quản để làm thông thoáng đường dẫn khí.

- Uống nhiều nước: Người bệnh nên được uống nhiều nước, sử dụng các loại thức ăn có hàm lượng nước cao để giúp đờm trở nên loãng hơn, dễ dàng đào thải hơn.

- Nghỉ ngơi nhiều: Tăng cường nghỉ ngơi là biện pháp tăng hiệu quả điều trị ở bệnh nhân viêm phế quản cấp tính.

4.2. Viêm phế quản mãn tính

Tùy thuộc vào các triệu chứng của bệnh nhân biểu hiện như thế nào mà người bệnh có thể được cho sử dụng các loại thuốc giãn phế quản, thuốc long đờm,...

Bên cạnh đó, bệnh nhân viêm phế quản ở người lớn còn có thể được sử dụng các biện pháp hỗ trợ hô hấp như thở oxi để đối phó với tình trạng khó thở hoặc các bài tập thở để gia tăng hiệu quả hô hấp.

5. Viêm phế quản ở người lớn có thể gây biến chứng gì?

Viêm phế quản ở người lớn có thể gây khá nhiều biến chứng khác nhau nếu không được điều trị kịp thời và bằng đúng phương pháp, thậm chí có một số biến chứng kéo dài không thể điều trị.

- Bội nhiễm: Bội nhiễm là biến chứng viêm phế quản ở người lớn thường gặp nhất, do hệ hô hấp của người bệnh suy yếu, tăng tiết dịch nên là môi trường thích hợp để vi khuẩn phát triển và sinh bệnh.

- COPD: Viêm phế quản ở người lớn cũng có thể gây biến chứng mãn tính là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

- Hen phế quản: Tình trạng viêm diễn ra liên tục có thể làm tăng sự đáp ứng của phế quản đối với các tác nhân khác nhau và gây nên bệnh hen suyễn (hen phế quản) ở người bệnh.

- Viêm phổi: Sự viêm nhiễm ở phế quản có thể lan rộng và di chuyển xuống phổi của bệnh nhân và gây nên viêm phổi.


Tác giả: QN