Những điều cần biết về bệnh rôm sẩy ở trẻ em

Những điều cần biết về bệnh rôm sẩy ở trẻ em
Bệnh rôm sẩy ở trẻ em được biết với cái tên khác là phát ban, là bệnh mùa hè rất phổ biến ở trẻ em. Khi thới tiết nóng, trên người trẻ nhỏ sẽ có những mảng mụn đỏ li ti, có thể thành từng khu trên người hoặc lan rộng khắp cơ thể. Có những mảng mụn có kèm theo mụn nước, mủ trắng.

1. Những điều cần biết về bệnh rôm sẩy ở trẻ em

Bệnh rôm sẩy ở trẻ em được biết với cái tên khác là phát ban, là bệnh mùa hè rất phổ biến ở trẻ em. Khi thới tiết nóng, trên người trẻ nhỏ sẽ có những mảng mụn đỏ li ti, có thể thành từng khu trên người hoặc lan rộng khắp cơ thể. Trên da có thể có những mảng mụn có kèm theo mụn nước và mủ trắng.

Ảnh 2.

Bệnh rôm sẩy ở trẻ em là bệnh lý phổ biến đặc biệt vào mùa hè (Ảnh: Internet)

Những vùng da tiết nhiều mồ hôi trên cơ thể chính là những nơi mụn rôm sẩy xuất hiện nhiều nhất như lưng, trán, cổ, mặt và các vùng nếp gấp. Đây không phải là một bệnh lý nguy hiểm nhưng gây ra cho trẻ khá nhiều phiền toái vì cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Với những trẻ còn nhỏ, chưa có ý thức về phát bạn, trẻ sẽ quấy khóc, bỏ ăn.

Rôm sẩy hình thành do hiện tượng lỗ chân lông bị bít tắc làm mồ hôi không thể thoát ra bên ngoài. Lỗ chân lông của trẻ nhỏ hơn so với người lớn rất nhiều nên đây là nguyên nhân chủ yếu rôm sẩy xuất hiện ở trẻ em. Thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để bệnh rôm sẩy hoạt động.

2. Bệnh rôm sảy ở trẻ em có tự hết không?

Theo các bác sĩ, đây là căn bệnh do nắng nóng gây ra nên khi thời tiết mát, bệnh sẽ thuyên giảm rồi khỏi. Tuy nhiên, cần phân biệt giữa khỏi hoàn toàn và không thấy triệu chứng. Khi thời tiết mát mẻ, lỗ chân lông thông thóng trở lại, không còn mồ hôi bít tắc và các vết mụn rôm sẽ lặn đi. 

Điều này cũng có nghĩa là khi nóng trở lại thì không thể tránh khỏi việc bệnh rôm sẩy ở trẻ em tái phát nếu như không điều trị triệt để.

Nếu như rôm sẩy tái phát đi tái phát lại nhiều lần sẽ có khả năng trở thành bệnh lí mãn tính, gây tổn thương bề mặt da như sần sùi, ửng đỏ, rất dễ lên lại khi thời tiết chuyển nóng nực. Các tổn thương chắc có có màu thâm, từ đó dễ dẫn tới tình trạng không có mồ hôi lan rộng, bé dễ bị kiệt sức, mạch đập nhanh, nôn ói liên tục…

Nếu không điều trị dứt điểm thì rôm sẩy không thể bản thân nó khỏi hoàn toàn được. Nếu những mụn nước hay mủ do rôm sẩy vỡ ra dất dễ làm da trẻ bị nhiễm trùng, thậm chí là nhiễm trùng máu, gây ra những tổn thương lâu dài trên cơ thể, mất tự tin của trẻ trước đám đông sau này vì nó liên quan đến vấn đề thẩm mỹ.

Bị rôm sẩy cũng khiến trẻ khó chịu, bỏ ăn, quấy khóc liên tục dẫn đến sút cân. Nếu tình trạng này kéo dài trẻ có thể bị suy nhược hoặc suy dinh dưỡng.

3. Cách xử lý khi trẻ bị rôm sảy

– Tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ là việc đầu tiên cần làm để ngăn ngừa cũng như điều trị rôm sẩy ở trẻ. Vệ sinh sạch sẽ giúp loại bỏ mồ hôi, bụi bẩn bám trên da, để da luôn khô thoáng, ngăn chặn nguy cơ xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh.

Ảnh 3.

Vệ sinh sạch sẽ là cách phòng bệnh tốt nhất (Ảnh: Internet)

– Sử dụng các loại dung dịch nhẹ dịu để tắm gội cho trẻ, độ PH nên từ 4.5-6.5. Tuyệt đối không sử dụng các loại sản phẩm chứa kiềm của người lớn vì sẽ gây khô da của bé.

– Thay quần áo thường xuyên cho bé, đảm bảo quần áo mặc rộng rãi và thoải mái, chọn quần áo bằng chất liệu cotton để giúp thấm hút mồ hôi tốt.

Không mặc nhiều quần áo quá trong mùa đông khiến trẻ đổ mồ hôi mà không thể giải phóng mồ hôi ra ngoài dẫn đến bí bách, khó chịu.

– Áp dụng một số phương pháp dân gian như các loại lá có tính sát khuẩn, kháng viêm, làm mát da như lá khế, lá dâu tằm, lá trà xanh, lá trầu không, lá tía tô… Tuy nhiên, bố mẹ hãy chọn loại lá sạch, không có hóa chất và phải tắm lại bằng nước trắng sau khi tắm lá.

Tác giả: Trương Thị Mỹ Duyên