Những điều cần biết về bệnh lãnh cảm ở nữ giới

Những điều cần biết về bệnh lãnh cảm ở nữ giới
Lãnh cảm ở nữ giới không phải là một tình trạng hiếm gặp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan, toàn diện về bệnh lý này.

1. Lãnh cảm ở nữ giới là gì?

Lãnh cảm ở nữ giới thực sự không hề hiếm gặp, tương tự như tình trạng "bất lực" ở nam giới. Tuy nhiên, khá nhiều chị em lại e ngại, né tránh khi gặp vấn đề này, dẫn tới nhiều hệ lụy và ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình.

Lãnh cảm ở nữ giới là hiện tượng suy giảm ham muốn tình dục ở phụ nữ, gây mất hứng thú hoặc hưng phấn khi quan hệ tình dục, thậm chí còn xuất hiện cảm giác sợ động chạm, sợ hãi khi quan hệ. Đây không phải là do tình cảm vợ chồng thay đổi, mà là một bệnh lý cần được điều trị.

2. Nguyên nhân lãnh cảm ở nữ giới

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lãnh cảm ở nữ giới, thậm chí tồn tại trong chính những hành động nhỏ nhặt hằng ngày. Trong các nguyên nhân gây bệnh, có thể quy thành hai nhóm là yếu tố tâm lý và yếu tố nội tiết.

Những yếu tố bên ngoài có thể tác động rất lớn tới tâm lý và gây ra tình trạng lãnh cảm ở nữ giới: xích mích, xô xát, bạo lực gia đình, công việc căng thẳng, gánh nặng tài chính,... Đây được coi là nguyên nhân chính gây ra bệnh lãnh cảm ở nữ giới. 

Ảnh 2.

Tổn thương tâm lý có thể dẫn tới lãnh cảm ở nữ giới (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, đến một độ tuổi nhất định, nội tiết tố nữ sẽ giảm dần và ngừng tiết. Đây chính là nguyên nhân phụ nữ dần mất đi hưng phấn và ham muốn tình dục. Ngoài ra, khi trong quá trình điều trị một số bệnh như các bệnh phụ khoa, tim mạch, tiểu đường,..., tình trạng lãnh cảm ở nữ giới cũng rất dễ xuất hiện.

3. Dấu hiệu lãnh cảm ở nữ giới

Không quá khó để nhận biết các dấu hiệu lãnh cảm ở nữ giới. Khi gặp tình trạng này, phụ nữ thường không còn nhu cầu tình dục, mất cảm xúc hoặc khó bị kích thích, không đạt được khoái cảm khi quan hệ. Ngoài ra, lãnh cảm ở nữ giới còn có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt, khô âm đạo,...

Ảnh 3.

Dấu hiệu lãnh cảm ở nữ giới (Ảnh: Internet)

Khi xuất hiện các dấu hiệu lãnh cảm ở nữ giới, chị em tuyệt đối không nên né tránh hay e ngại mà cần chia sẻ thẳng thắn và tới gặp bác sĩ khi cần thiết. Việc im lặng và chịu đựng một mình có thể khiến tình trạng lãnh cảm ở nữ giới càng trầm trọng hơn.

4. Phương pháp điều trị lãnh cảm ở nữ giới

Trong mối quan hệ vợ chồng, không thể phủ nhận tầm quan trọng của tình dục. Do đó, lãnh cảm ở nữ giới rất có thể trở thành một vật cản lớn, gây ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình. 

Nếu tình trạng lãnh cảm ở nữ giới không được giải quyết sớm, rất có thể dẫn tới những mâu thuẫn và bất hòa khác. Do đó, khi có các biểu hiện lãnh cảm ở nữ giới, chị em không nên chủ quan và cần tìm cách chia sẻ với bạn đời để tìm hướng giải quyết.

Phương hướng điều trị lãnh cảm ở nữ giới thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. 

Nếu lãnh cảm ở nữ giới xuất hiện do yếu tố tâm lý, việc điều trị bệnh cần sự phối hợp của các thành viên khác trong gia đình. Khi đã tìm ra được nỗi sợ khiến chị em không còn hứng thú gần gũi, lúc này người đàn ông lại có vai trò rất quan trọng. 

Ảnh 4.

Duy trì một thói quen sống lành mạnh để hạn chế tình trạng lãnh cảm ở nữ giới (Ảnh: Internet)

Trong thời gian này, người chồng cần cân nhắc lời nói, hành động để phụ nữ giữ được tâm lý thoải mái và tự tin nhất. Đặc biệt, cần làm mới bản thân và không nên ép buộc người phụ nữ khi họ chưa thực sự sẵn sàng. Khi các biểu hiện lãnh cảm ở nữ giới vẫn không biến mất, có thể liên hệ với bác sĩ tâm lý để có hướng điều trị phù hợp hơn.

Nếu lãnh cảm ở nữ giới xuất hiện không do yếu tố tâm lý, nguy cơ rất cao đây là một bệnh lý do các yếu tố bên trong cơ thể gây ra. Lúc này, phụ nữ cần sớm tới các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và xác định nguyên nhân. Tùy vào tình hình của bệnh, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách điều trị lãnh cảm ở nữ giới bằng thuốc và các sản phẩm hỗ trợ phù hợp.

Tác giả: Thảo Ngân