Nhận biết và phòng ngừa biến chứng hạ đường huyết do tiểu đường

Nhận biết và phòng ngừa biến chứng hạ đường huyết do tiểu đường
Dấu hiệu nhận biết khi bị hạ đường huyết đó là: run rẩy, chóng mặt, đổ mồ hôi, đói, bồn chồn, lo lắng, nhức đầu, tim đập nhanh. Hạ đường huyết đối với bệnh nhân tiểu đường là một biến chứng khá nguy hiểm cần đề phòng cẩn thận.

Biến chứng hạ đường huyết là gì?

Hạ đường huyết xảy ra khi insulin tiết ra nhiều và không cân bằng với lượng đường trong máu. Dùng quá liều insunlin, uống thuốc tiểu đường quá liều hoặc bỏ bữa là nguyên nhân của tình trạng này. Nếu không hỗ trợ điều trị kịp thời, biến chứng hạ đường huyết có thể dẫn đến co giật và hôn mê.

Khi thấy các triệu chứng cảnh báo, khắc phục ngay bằng cách uống nước đường hoặc ăn bánh ngọt để đưa lượng đường trong máu trở về mức bình thường.

Những dấu hiệu sớm giúp nhận biết biến chứng hạ đường huyết

Người bệnh tiểu đường có thể nhận biết sớm tình trạng hạ đường huyết bằng những dấu hiệu sau:

– Người run rẩy

– Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu

– Đổ mồ hôi

– Bủn rủn chân tay

– Bồn chồn, khó chịu trong người

– Căng thẳng, lo lắng

– Nhịp tim đập mạnh

Nếu hạ đường huyết xảy ra trong lúc ngủ thì những triệu chứng bao gồm:

– Quần áo bị ướt mồ hôi

– Mơ thấy ác mộng

– Tinh thần không minh mẫn sau khi thức dậy

Những triệu chứng nặng hơn có thể xảy ra nếu người bệnh không phát hiện và khắc phục kịp thời:

– Hôn mê bất tỉnh

– Cơ bắp yếu

– Co giật, động kinh

Tuy nhiên, không phải ai cũng có những triệu chứng giống nhau, điều quan trọng là bệnh nhân phải thường xuyên theo dõi và duy trì đường máu ổn định trong giới hạn tốt. Một số người thậm chí chưa có triệu chứng đã rơi vào hôn mê. Cần trao đổi với chuy ên gia để được hướng dẫn xử lý thích hợp ngay khi có dấu hiệu thoáng qua.

Nguyên nhân của biến chứng hạ đường huyết

Khi lượng đường huyết dưới 70mg/dL  được gọi là hạ đường huyết. Nguyên nhân của hiện tượng này bao gồm:

–          Tiêm quá nhiều insulin hoặc uống quá nhiều thuốc tiểu đường

–          Do ăn ít, kiêng khem quá mức

–          Tập thể dục hoặc hoạt động thể chất quá sức mà không ăn uống bổ sung

–          Sử dụng rượu, bia

Các biến chứng của việc hạ đường huyết

Não cần glucose để hoạt động, nếu hạ lượng đường trong máu kéo dài có thể dẫn đến hôn mê bất tỉnh. Ngoài ra, các biến chứng của hạ đường huyết gồm:

– Động kinh

– Mất trí

– Tử vong

Khắc phục hạ đường huyết

Có thể khắc phục việc hạ đường huyết bằng những cách đơn giản: ăn kẹo, bánh quy ngọt; uống một cốc nước đường, nước ép trái cây, soda,… Kiểm tra lại đường huyết sau 15-20 phút, nếu đường huyết vẫn quá thấp có thể gia tăng lượng đường đưa vào cơ thể. Khi thấy cơ thể đã hồi phục hơn, hãy ăn bữa ăn nhẹ để lấy lại sức khỏe. Trường hợp bệnh nhân bị hôn mê, bác sĩ có thể tiêm glucagon – một hormone kích thích sự phát hành của đường vào máu họ.

Nếu bạn đã từng bị hạ đường huyết, cần thông báo cho bác sĩ để xác định lại nguyên nhân và thay đổi thuốc hoặc phác đồ hỗ trợ điều trị để phòng ngừa việc hạ đường huyết.

Ảnh 4.


Phòng ngừa hạ đường huyết bằng cách nào?

Hạ đường huyết có thể phòng ngừa được bằng việc kiểm soát tốt đường huyết theo những lời khuyên sau đây:

– Không được bỏ bữa hoặc ăn kiêng quá mức. Nếu dùng insulin hoặc thuốc tiểu đường, cần đảm bảo sử dụng đầy đủ và đúng giờ, không dùng quá nhiều. Các thực phẩm ăn phải cân bằng với lượng insulin của cơ thể.

– Theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên. Luôn kiểm tra và ghi lại cẩn thận các chỉ số đường huyết vài lần trong một ngày.

– Sử dụng thuốc tiểu đường cẩn thận theo chỉ dẫn chuyên gia và luôn mang theo bên mình.

– Khi tập thể dục hoặc hoạt động thể chất mạnh cần điều chỉnh tăng chế độ ăn, liều thuốc phù hợp dựa vào kết quả đường huyết và thời gian hoạt động.

– Không uống rượu, bia lúc đói.

– Đừng quên trao đổi với bác sỹ về những lần bạn bị hạ đường huyết.

– Sử dụng các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên để ổn định đường huyết bền vững, hạn chế lạm dụng thuốc tây liều cao.


Tác giả: MN