Nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ em bị tiểu đường

Nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ em bị tiểu đường
Khi có con bị tiểu đường, chắc hẳn bạn cảm thấy vô cùng lo lắng. Làm thế nào để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho con nhưng không làm tăng đường huyết?

Khi có con bị tiểu đường, chắc hẳn bạn cảm thấy vô cùng lo lắng. Làm thế nào để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho con nhưng không làm tăng đường huyết? Trong khi nhu cầu ăn uống của trẻ không khác gì những trẻ bình thường khác. Vì vậy, bài toán đặt ra cho mẹ là cần biết cân bằng carbohydrate (chất bột, đường) trong bữa ăn hằng ngày của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp giành riêng cho trẻ bị tiểu đường.

1. Nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ bị tiểu đường

Đối với trẻ bị tiểu đường, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bạn cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ dựa vào việc tham khảo bảng kim tự tháp thực phẩm. 

Những năm gần đây, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã thực hiện một số bản cập nhật cho nguồn thực phẩm để làm mới tiêu chuẩn này với tên gọi là tháp pyramid. Bạn có thể dựa vào đó để xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, linh hoạt cho trẻ.

Có ba nguồn thực phẩm dinh dưỡng chính bạn cần cung cấp cho trẻ: chất béo, protein và carbohydrate. Những chất dinh dưỡng thiết yếu này sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

Chất béo

Chất béo không trực tiếp làm tăng đường huyết. Nếu cho trẻ ăn chất béo cùng tinh bột sẽ có tác dụng làm chậm tiêu hóa và đường huyết có thể tăng rất chậm, thậm chí là lên tới 12 giờ sau ăn.

Tuy nhiên, bạn cần tập trung cho trẻ ăn nhóm chất béo lành mạnh, có lợi cho sức khỏe chẳng hạn như dầu thực vật, dầu từ các loại hạt, quả hạch, dầu cá… thay vì chất béo xấu có trong thực phẩm chế biến sẵn (xúc xích, khoai tây chiên…) và các món chiên rán.

Protein

Protein cũng không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của trẻ. Trừ khi bạn cung cấp cho trẻ với lượng lớn nhiều hơn nhu cầu cơ thể. Trong hầu hết các trường hợp, bạn chỉ nên cung cấp khoảng 186 gam protein hoặc ít hơn vậy trong mỗi bữa ăn.

Carbohydrates

Là nhóm thành phần dinh dưỡng ảnh hưởng nhiều đến lượng đường trong máu của trẻ hơn bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác. Tất cả các carbohydrate trong thức ăn đều có thể khiến đường huyết tăng cao với tốc độ nhanh hơn nhiều so với chất béo và protein (đường huyết tăng ngay sau khi tiêu thụ 1 giờ đồng hồ và ổn định trong 2 giờ). 

Vì vậy, bạn cần đo đường huyết cho trẻ trước hoặc ngay sau khi ăn và vào một lần nữa sau 2 tiếng. Nếu như phát hiện đường huyết của trẻ tăng cao bạn nên điều chỉnh đế độ dinh dưỡng, giảm thiểu carbohydrates và tiêm insulin nếu cần thiết.

2. Hướng dẫn xây dựng chế độ ăn uống cho trẻ bị tiểu đường

Đối với trẻ bị tiểu đường type 1, bổ sung nguồn carbohydrate là điều cần thiết. Tuy nhiên bạn cần biết cách bổ sung một lượng vừa đủ để không làm tăng đường huyết. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để xác định liều lượng phù hợp với con bạn.

- Để xác định lượng carbohydrate trong thức ăn, bạn cần theo dõi trên nhãn thực phẩm. Đối với các nguồn thực phẩm không có nhãn mác bạn có thể so sánh với thông tin chứa số lượng carbohydrate trong các loại thực phẩm phồ biến mà các chuyên gia dinh dưỡng cung cấp.

- Tùy vào thể trạng mỗi đứa bé mà có những phản ứng khác nhau với lượng carbohydrate. Vì vậy, bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ dựa trên sự kết hợp của nhu cầu dinh dưỡng và sở thích ăn của bé. Một số loại thuốc insulin yêu cầu trẻ cần bổ sung carbohydrate trong mỗi bữa ăn vì vậy trong mỗi bữa ăn của con bạn cũng cần cung cấp đủ lượng carbohydrate cần thiết.

- Bạn không nên áp đặt nguồn thực phẩm nào nên ăn vào bữa nào nhất định. Hãy phân nhóm nguồn thực phẩm rồi lựa chọn nguồn thực phẩm chứa carbohydrate kết hợp với các nguồn thực phẩm nhóm dinh dưỡng khác. Điều này giúp bạn quản lý được lượng carbohydrate trong khi vẫn cung cấp cho trẻ một lượng lương thực. Đồng thời bữa ăn của trẻ sẽ trở nên đa dạng và linh hoạt hơn.

- Để trẻ được phát triển toàn diện, bạn nên xây dựng thời gian biểu ăn cho trẻ khoa học. Nếu cho trẻ ăn và kết hợp tiêm insulin cùng lúc mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa tăng đường huyết.

- Chế độ ăn uống giàu chất xơ là vô cùng quan trọng đối với trẻ bị tiểu đường type 1. Chất xơ được tìm thấy chủ yếu trong các loại trái cây, rau, đậu, ngũ cốc... Chúng có tác dụng làm giảm cholesterol máu, làm chậm quá trình hấp thu đường trong máu, cải thiện chỉ số đường huyết. Vì vậy, bạn nên tăng cường bổ sung nguồn thực phẩm giàu chất xơ cho trẻ, thay thế chúng cho các loại thực phẩm nhiều tinh bột và đường.

Điều quan trọng là bạn cần giáo dục trẻ trong mỗi bữa ăn và cách ăn. Nên nói cho trẻ hiểu, vì sao phải thực hiện theo chế độ ăn này và khuyến khích trẻ bằng các phần thưởng khi trẻ làm đúng. Khi bạn và trẻ đã có thể phối hợp nhuần nhuyễn với nhau, thì việc kiểm soát bệnh tiểu đường ở trẻ sẽ trở nên đơn giản hơn gấp nhiều lần.

Tác giả: TK