Nguyên nhân kinh nguyệt không đều, tháng nào cũng đến trễ

Nguyên nhân kinh nguyệt không đều, tháng nào cũng đến trễ
Có rất nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự đều đặn của chu kì kinh nguyệt, tuy nhiên nếu hiện tượng này lặp đi lặp lại mỗi tháng thì chị em phụ nữ cần đề phòng.

1. Giảm cân sai cách, tập thể thao quá sức

Nếu chỉ số BMI của bạn đột ngột giảm xuống dưới 18 hay 19 thì hiện tượng mất kinh tạm thời có thể xảy ra. Nguyên nhân đến từ thói quen ăn uống không nạp đủ chất dinh dưỡng hay việc tập luyện thể thao quá sức cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Cũng bởi, cơ thể sẽ ngăn cản sự rụng trứng, không sản sinh nhiều hormone estrogen nên không thể làm dày thành tử cung nếu bạn thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng cực độ do việc giảm cân hay tập luyện gây ra. Đó là lý do vì sao đến kỳ "đèn đỏ", bạn thấy không có kinh hay trễ kinh nguyệt so với dự tính.

Ảnh 2.

2. Căng thẳng

Trong não bộ của con gái, vùng dưới đồi chính là nơi sản sinh ra các hormone giúp điều hoà chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, đây là nơi thường chịu nhiều ảnh hưởng bởi sự căng thẳng, mệt mỏi. Do đó, khi bạn bỗng gặp phải nhiều căng thẳng hơn bình thường thì hiện tượng trễ kinh trong tháng đó có thể xảy ra.

Ảnh 3.

3. Suy giảm tuyến giáp

Tuyến giáp nằm ở khu vực cổ và điều chỉnh quá trình trao đổi chất cũng như tương tác với nhiều hệ thống khác để giữ cho cơ thể luôn hoạt động tốt. Vậy nên, khi tuyến giáp của bạn hoạt động không ổn định thì sẽ dẫn đến sự suy giảm tuyến giáp. Và chính điều này là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến kỳ "đèn đỏ" trong tháng đó, hiện tượng trễ kinh xảy ra cũng là do vấn đề này.

Ảnh 4.

4. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Đây là hội chứng gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố mà bạn không nên xem thường. Chính điều này làm thay đổi hàm lượng hormone estrogen, progesterone, testosterone trong cơ thể con gái nên gây hạn chế rụng trứng. Cho đến thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều trường hợp phụ nữ mất kinh do mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang. Một vài triệu chứng cảnh báo bạn có nguy cơ mắc phải căn bệnh này là lông phát triển ở vùng mặt và ngực, tăng cân đột ngột hay những vấn đề sinh sản khác. Lúc này, bạn nên đi khám sớm để biết rõ nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Ảnh 6.

5. Sử dụng thuốc tránh thai

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp mà bạn sử dụng có thể gây ra hiện tượng trễ kinh trong tháng. Một số loại thuốc tránh thai liều thấp sẽ làm chậm kỳ "đèn đỏ", dù không gây nguy hiểm nhưng lại kéo theo nhiều tác dụng phụ. Ngoài ra, một số biện pháp tránh thai như đặt vòng tránh thai, que cấy tránh thai hay thuốc tiêm... cũng có thể gây ra hiện tượng trễ kinh. Tuy nhiên, khi bạn ngừng sử dụng thuốc tránh thai hay các biện pháp tránh thai khác trong vài tháng thì có thể lấy lại chu kỳ kinh nguyệt bình thường.


Tác giả: Quỳnh Phương