Nguy cơ ung thư thanh quản có liên quan trực tiếp tới môi trường sống

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Nguy cơ ung thư thanh quản có liên quan trực tiếp tới môi trường sống
Không chỉ riêng gây ra nguy cơ ung thư thanh quản, các nhà khoa học đã thống kê rằng có tới 80% các loại bệnh ung thư hiện nay phát sinh có liên quan trực tiếp tới môi trường sống.

Hiện tại chỉ có 10% các bệnh ung thư hình thành do sự rối loạn nội tiết bên trong cơ thể. Các rối loạn nội tiết bên trong cơ thể có thể kể đến như sự rối loạn nội tiết và những tổn thương gen mang tính di truyền.

Những yếu tố ngoại sinh làm gia tăng nguy cơ ung thư từ môi trường sống có thể kể đến:

- Lối sống thiếu khoa học, không lành mạnh

- Hút thuốc lá

- Uống rượu bia

- Chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý

- Bệnh nghề nghiệp

- Môi trường sống

Những nguyên nhân từ môi trường sớm làm tăng nguy cơ ung thư:

1. Những tác nhân hóa học

Trong nhóm những tác nhân hóa học có thể làm tăng nguy cơ ung thư đầu tiên phải kể tới hút thuốc lá. Khói thuốc lá và thói quen hút thuốc là nguyên nhân của 30% các loại ung thư ác tính bao gồm bệnh ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư thực quản, bệnh ung thư khoang miệng, ung thư bàng quang, ung thư tụy và ung thư dạ dày.

Trong đó thì theo phân tích khói thuốc lá có chứa nicotine ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tim mạch và còn hơn 40 các hóa chất độc hại khác có thể làm tăng nguy cơ ung thư - hoặc trực tiếp gây ung thư.

Nhóm hóa chất này phải kể đến benzopyren – đây là một chất có thể gây ung thư 100% trên thực nghiệm. Đối với nhóm người trẻ tuổi thì càng trẻ + hút thuốc càng nhiều thì nguy cơ ung thư lại càng cao.

Nếu như người hút thuốc mà bỏ được thuốc lá thì nguy cơ ung thư sẽ giảm dần theo thời gian. Nghĩa là càng về sau nguy cơ ung thư càng thấp. Nếu sau 5 năm ngừng sử dụng thuốc lá thì tỷ lệ mắc ung thư phổi có thể giảm tới 50%.

Những người không hút thuốc nhưng lại sinh sống hoặc làm việc trong môi trường có người hút thuốc cũng sẽ có nguy cơ ung thư tương tự với người hút thuốc lá - đối tượng đặc biệt cần lưu ý là phụ nữ, phụ nữ mang thai và trẻ em.

2. Nhóm đến từ thói quen ăn uống và vệ sinh an toàn thực phẩm

Nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư liên quan tới môi trường sống tiếp theo có thể kể đến thói quen ăn uống không lành mạnh và chịu ảnh hưởng của ô nhiễm vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể như sau:

- Chế độ ăn uống không lành mạnh

Như thế nào là một chế độ ăn uống làm tăng nguy cơ ung thư? Đó là chế độ ăn nhiều chất béo động vật, có ít chất xơ, nổi bật là ung thư đại trực tràng và ung thư vú.

- Ô nhiễm vệ sinh an toàn thực phẩm

Những chất bảo quản thực phẩm đang là một vấn đề đáng lo ngại vì có thể gây ra ung thư cao. Những chất có nguồn gốc từ hóa học, chất chuyển trung gian từ nấm mốc hay lên men có thể gây ra tới 35% các loại bệnh ung thư, trong đó có nguy cơ ung thư dạ dày, ung thư gan hay ung thư đại tràng.

Những thực phẩm có nhiều muối nitrat cũng làm tăng nguy cơ ung thư thực quản và ung thư dạ dày.

Ung thư gan nguyên phát có thể xảy ra do ăn thực phẩm bị nấm mốc xâm nhiễm, cơ thể bị chất độ aflatoxin xâm nhập.

Ở nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam thì thuốc diệt cỏ là một vấn đề đáng lo ngại và nguy cơ ung thư của nó.

- Đặc thù nghề nghiệp

Đặc thù nghề nghiệp phải tiếp xúc với những chất độc hại có thể xảy ra, ví dụ như những người phải tiếp xúc nhiều với khí mù tạc có thể bị ung thư thanh quản, làm việc ở môi trường nhiều benzen gây ra ung thư máu, tiếp xúc với anilin trong thuốc nhuộm gây ung thư bàng quang hay a-mi-ăng có thể gây ung thư phổi,...

3. Nhóm những tác nhân vật lý

Các tác nhân vật lý trong môi trường sống hàng ngày cũng có thở trở thành nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ ung thư.

Những tác nhân vật lý bao gồm những bức xạ ion hóa từ tia phóng xạ ở máy chiếu, máy chụp xquang. Chúng gây tổn thương tế bào và đột biến gen bất thường gây ung thư, ung thư thực quản cũng là một trong số đó.

Tác động của các tia phóng xạ gây tăng nguy cơ ung thư thường phụ thuộc vào tuổi tiếp xúc. Có nghĩa là độ tuổi càng nhỏ thì càng nguy hiểm (nhất là khi còn đang là bào thai), phụ thuộc vào liều lượng tiếp xúc (càng nhiều thì nguy cơ ung thư sẽ càng cao) và những cơ quan nhạy cảm với tia phóng xạ chẳng hạn như tuyến giáp, tủy xương. 

Thêm vào đó tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời cũng là một tác nhân gây ra ung thư da.

4. Nhóm các tác nhân sinh học

Tác nhân sinh học có bao gồm một số nhóm virus và vi khuẩn. Hiện nay có 3 nhóm virus điển hình có liên quan tới nguy cơ ung thư là:

- Virus EBV: liên quan tới nguy cơ ung thư vòm mũi họng, ung thư hạch lympho. Virus viêm gan B có liên quan tới ung thư gan nguyên phát. 

- Virus gây ra u nhú, nhóm lây truyền qua đường tình dục: liên quan tới nguy cơ ung thư cổ tử cung.

- Vi khuẩn HP: liên quan tới ung thư dạ dày.


Tác giả: NVD