Nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung gia tăng khi bạn bao nhiêu tuổi?

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Ngoại Tổng hợp
Nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung gia tăng khi bạn bao nhiêu tuổi?
Nếu như trước đây, mọi người cho rằng chỉ những người lớn tuổi mới bị thì, hiện nay, theo ghi nhận của các chuyên gia, ung thư cổ tử cung đang có xu hướng ngày càng trẻ hoá. Vậy bệnh nhân ung thư cổ tử cung thường ở độ tuổi nào?

Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong cao thứ 2 ở nữ giới. Bởi ở giai đoạn sớm của bệnh không hề có các dấu hiệu rõ ràng, nên người bệnh sẽ dễ nhầm tưởng ung thư cổ tử cung thành các bệnh lý phụ khoa thông thường. Với 99,7% trường hợp bị ung thư cổ tử cung do virus HPV gây ra, lây nhiễm virus HPV chính là nguyên nhân ung thư cổ tử cung hàng đầu.

Mặc dù là bệnh ung thư nguy hiểm, nhưng nếu được phát hiện sớm tỷ lệ chữa khỏi ung thư cổ tử cung ở giai đoạn tiền ung thư là 100%, ở giai đoạn 1 là 85-90%, và tỷ lệ này giảm dần đến giai đoạn 2 còn 50-70%, giai đoạn 3 là 25-40% và dưới 15% với người bệnh ở giai đoạn 4 còn sống sau 5 năm.

Trước đây, ai cũng thường nghĩ ung thư cổ tử cung chỉ xuất hiện ở những phụ nữ lớn tuổi, đã mãn kinh. Thế nhưng, theo ghi nhận ở một số quốc gia, ung thư cổ tử cung đang có xu hướng trẻ hoá. Vậy bệnh nhân ung thư cổ tử cung thường ở độ tuổi nào?

Nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung gia tăng khi bạn bao nhiêu tuổi?

Câu hỏi "Bệnh nhân ung thư cổ tử cung thường ở độ tuổi nào?" là thắc mắc của không ít các chị em. Theo TS.BS. Trần Đặng Ngọc Linh - Trưởng bộ môn ung thư, Đại học Y dược TP HCM, phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung thường ở độ tuổi 40 - 60 tuổi, nhưng thường gặp nhất là phụ nữ từ 50 - 55 tuổi. Ngoài ra, ung thư cổ tử cung đang ngày càng trẻ hoá do độ tuổi quan hệ tình dục ngày càng sớm, dẫn tới nguy cơ nhiễm virus HPV và bị ung thử cổ tử ở độ tuổi rất trẻ.

BS. Linh chia sẻ, đã từng chứng kiến nhiều trường hợp khi phát hiện ung thư cổ tử cung thì bệnh đã ở giai đoạn cuối. Việc điều trị bệnh vừa đau đớn, tốn kém, tỷ lệ thành công lại rất thấp. Chính bởi vậy, các chị em nên tầm soát ung thư cổ tử cung để có thể phát hiện sớm và phòng ngừa ung thư cổ tử cung.

Theo các chuyên gia, để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, chị em có thể chủ động tiêm vắc-xin phòng ngừa virus HPV. Loại vắc-xin này có công dụng phòng tổn thương tiền ung thư cổ tử cung gây ra bởi 2 chủng virus HPV là chủng 16 và chủng 18. Ngoài ra, vắc-xin ngừa HPV còn phòng mụn cóc ở cơ quan sinh dục và phòng ung thư cơ quan sinh dục. Tại Việt Nam, vắc-xin ngừa HPV đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng từ năm 2007.

Bên cạnh tiêm vắc-xin ngừa virus HPV, để tầm soát ung thư cổ tử cung, các chị em có thể tiến hành thêm một số các xét nghiệm, bao gồm:

- Xét nghiệm Pap smear: Tiến hành xét nghiệm Pap smear để phát hiện dấu hiệu sớm của ung thư cổ tử cung để có thể can thiệp kịp thời. Tuy nhiên, xét nghiệm này, đôi khi, dễ bỏ sót và đưa ra kết quả giả cao do tỷ lệ âm tính cao.

- Xét nghiệm HPV: Xét nghiệm HPV có thể phát hiện các trường hợp bị bỏ sót của xét nghiệm Pap smear. Ngoài ra, xét nghiệm này có thể phát hiện sớm phụ nữ có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung.

Hiện nay, các chuyên gia y tế khuyến cao các chị em ở độ tuổi từ 30 - 64 nên đồng thời thực hiện xét nghiệm Pap smer và xét nghiệm HPV để quá trình tầm soát ung thư cổ tử cung đạt kết quả cao.

Ngoài ra, những phụ nữ từ 21 - 29 tuổi, chỉ nên thực hiện xét nghiệm Pap smear theo định kỳ 3 năm/lần. Không thực hiện xét nghiệm HPV vì nhiễm virus HPV ở độ tuổi này chỉ khoảng 20% và hầu hết các trường hợp HPV sẽ tự biến mất mà không cần can thiệp.




Tác giả: DNA