Viêm khí phế quản: Dấu hiệu, nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa

Viêm khí phế quản: Dấu hiệu, nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa
Viêm khí phế quản là bệnh lý nhiễm trùng hô hấp thường gặp khi thời tiết thay đổi. Bệnh viêm khí phế quản đem lại nhiều phiền toái cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày nên cần chủ động phòng tránh và chữa trị kịp thời.

1. Viêm khí phế quản

Khí quản là một ống dẫn khí hình lăng trụ, nối tiếp từ thanh quản đến phế quản. Là một bộ phận quan trọng của hệ hô hấp đảm nhiệm vai trò trao đổi và điều hoà lượng không khí đi vào phổi.

viêm khí phế quản là tình trạng khí quản bị virus, vi khuẩn tấn công khi cơ thể bị suy giảm sức đề kháng. Bệnh có hai dạng là cấp tính và mãn tính. Viêm khí phế quản cấp tính thường chỉ xảy ra trong một quãng thời gian ngắn trong khi viêm khí phế quản mãn tính có thể kéo dài từ vài tháng cho tới vài năm. 

Bệnh viêm khí phế quản xảy ở mọi đối tượng bệnh nhân nhưng thường hay gặp nhất ở người già và trẻ nhỏ do hệ miễn dịch và sức đề khàng ở độ tuổi này thường rất yếu.

Ảnh 2.

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh viêm khí phế quản. Ảnh: Internet

2. Nguyên nhân viêm khí phế quản

Viêm khí phế quản thường là hậu quả của chứng cảm lạnh, sự suy yếu của đề kháng tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào gây nhiễm trùng, viêm sưng khí quản.

Tình trạng viêm nhiễm khí quản ở trẻ em sẽ nghiêm trọng hơn người lớn vì lúc này khí quản của trẻ còn nhỏ cho nên chỉ cần khí quản hơi sưng cũng có thể gây tắc nghẽn đường dẫn khí gây nguy hiểm đến tính mạng.

Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumonia, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis là một số chủng vi khuẩn phổ biến gây ra bệnh viêm khí phế quản.

3. Triệu chứng thường gặp viêm khí phế quản

Khi mắc bệnh viêm khí phế quản bệnh nhân thường sẽ gặp các triệu chứng ban đầu như sốt, ho, sổ mũi. Khi bệnh phát triển có thể gây ra tình trạng sốt cao, khó thở, thở khò khè có tiếng rít khi thở, cơn ho ngày càng dữ dội và dai dẳng đi kèm có đờm, cánh mũi phập phồng và da người bệnh trở xanh. Trong đó nguy hiểm nhất là triệu chứng tắc nghẽn ống dẫn khí gây khó thở, thở rít vì có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời đặc biệt là trẻ nhỏ.

4. Chẩn đoán bệnh viêm khí phế quản

Khi gặp bất cứ dấu hiệu bất thường nào bệnh nhân nên chủ động đi đến cơ sở y tế thăm khám. Bác sĩ sẽ khám toàn thân và khám phổi để chẩn đoán bệnh viêm khí phế quản do vi khuẩn. Bệnh nhân có thể được tiến hành các kiểm tra như: xét nghiệm nồng độ oxy máu, nuôi cấy dịch mũi họng hoặc dịch tiết khí quản để tìm vi khuẩn, chụp X-quang khí quản.

5. Điều trị bệnh viêm khí phế quản

Để điều trị bệnh viêm khí phế quản các bác sĩ sẽ thông đường dẫn khí để thuyên giảm sự nhiễm trùng. Bệnh nhân có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh và một số loại thuốc có liên quan.

Trong trường hợp bệnh nhân bị suy hô hấp nặng, bác sĩ có thể chỉ định đặt ống thông nội khí quản được vào trong đường thở của người bệnh, nối trực tiếp với một máy thở nhằm cải thiện chức năng phổi trong quá trình chữa trị viêm nhiễm.

Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời rất có ý nghĩa trong hiệu quả chữa bệnh vì thế ý thức chủ động trong việc phòng ngừa và chữa trị là rất quan trọng.

Ảnh 3.

Viêm khí phế quản gây ra các chứng khó thở, sốt cao, ho hen ... và có thể đe doạ tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Ảnh: Internet

6. Phòng tránh viêm khí phế quản

Để phòng ngừa bệnh viêm khí phế quản mỗi người cần quan tâm đến việc tăng cường sức đề kháng bằng cách tuân thủ một chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng có lợi, cũng như xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, luyện tập thể thao thường xuyên.

Mọi người cần phải chủ động bảo vệ, giữ ấm cơ thể đầy đủ khi thời tiết trở lạnh, đặc biệt là với trẻ nhỏ và người cao tuổi để tránh bị nhiễm cảm lạnh và một số bệnh hô hấp khác.

Đối với những người thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại, cần phải chú ý đeo khẩu trang khi tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm, hoá chất...

Tác giả: Huyền Trang