Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống cho bệnh nhân gout, chú ý một số thực phẩm nên kiêng

Tham vấn chuyên môn:
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống cho bệnh nhân gout, chú ý một số thực phẩm nên kiêng
Bệnh gout là bệnh chuyển hóa purin, khi mức độ axit uric trong máu quá cao tinh thể muối urat sẽ tích tụ lại ở các khớp gây đau đớn. Đến một mức độ nào đó người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn trong việc vận động cơ thể, sinh hoạt hằng ngày. Vì thế người bị bệnh gout nên kiêng gì? có thể bạn chưa biết đâu nhé.

Người bị bệnh gout nên kiêng gì?

Nước ta trong những năm gần đây do điều kiện kinh tế phát triển, đời sống của người dân được nâng lên, bên cạnh đó xuất hiện một số người có thói quen sinh hoạt và ăn uống không hợp lý đã làm cho bệnh gout (bệnh gút) ngày một tăng.

Theo thống kê của Bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm từ 1978 đến 1989, viêm khớp do gout chiếm 1,5% các bệnh về khớp và đứng thứ 4 trong các bệnh về khớp thường gặp.

Bệnh gout thường xảy ra với nam giới trung niên (tuổi 40 - 50) chiếm 95% và những người có nguy cơ cao là béo phì, nghiện rượu, cà phê, người có tiền sử gia đình bị bệnh gout... ở nữ thường xảy ra sau thời kỳ mãn kinh. 

Nếu không muốn bệnh gout tiến triển nhanh và ở mức độ trầm trọng hơn thì người bị bệnh gout nên kiêng những điều sau đây.

1. Nên kiêng ăn thức ăn nhiều purin trong giai đoạn tiến triển 

Chế độ ăn hợp lý của người bị bệnh gout là nhằm giảm lượng acid uric để không bị tích lũy thành tinh thể ở các khớp và các tổ chức mềm. Hết sức hạn chế ăn phủ tạng động vật như gan, lòng, cật, tim, tiết; cá trích, cá mòi, trứng cá; thịt đỏ, thịt muối; phô mai; cua; tôm. Một số thực phẩm thực vật cũng có hàm lượng purin tương đối cao như nấm, đậu hạt các loại.

2. Không dùng thức uống có cồn và chất kích thích

Các nghiên cứu về khẩu phần ăn uống đều khuyên người bị gout hoặc tăng acid uric máu đơn thuần phải kiêng rượu, bia hơi, vang trắng, sâm banh, bia nâu. Tránh ăn những chất kích thích như ớt, cà phê… Nên tránh các buổi liên hoan tiệc tùng.

3. Không nên kiêng nước mà phải uống nhiều nước

Uống nhiều nước sẽ làm tăng lượng nước tiểu, sẽ đào thải được nhiều acid uric ra ngoài. Nên uống khoảng 2-3 lít/ngày khi đang uống thuốc trị bệnh. Tốt nhất nên uống các loại nước khoáng có nhiều bicarbonat. Nếu không, có thể uống dung dịch natri bicarbonat 3% để kiểm soát huyết thanh, giúp việc đào thải acid uric thuận lợi hơn.

4. Nên kiêng uống các thuốc làm tăng acid uric máu

Đó là các thuốc lợi tiểu nhóm thiazide (hypothiazide), nhóm giảm đau, hạ sốt salicilat (aspirin). Tuyệt đối không dùng các thuốc nhóm corticoid (prednisolon, dexamethason…) vì chúng có thể làm giảm đau nhanh nhưng lại làm tăng acid uric máu, đẩy nhanh bệnh sang thể mạn tính.

Ngoài chế độ ăn uống, người bị bệnh gout cũng cần tránh các nguy cơ có thể làm xuất hiện bệnh như: làm việc quá sức, nhiễm lạnh, đi giày quá chật, bị nhiễm khuẩn cấp tính hoặc phẫu thuật.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn trong bệnh gout

- Sử dụng thức ăn ít chứa nhân purin như ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, đường, trứng, sữa, phomat, rau quả. Hạn chế thức ăn chứa nhiều axít uric như: thịt, cá, hải sản, gia cầm, óc, gan, bầu dục, đậu đỗ.

- Tuyệt đối không uống rượu, bia, cà phê, chè vì nó làm giảm khả năng bài xuất axit uric qua thận hậu quả là làm tăng lactat máu.

- Duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý, nếu người thừa cân và béo phì không nên giảm cân quá nhanh mà nên giảm cân từ từ.

- Tăng cường đào thải axit uric qua thận bằng uống nhiều nước, không ăn thức ăn có vị chua (quả chua, dưa chua, cà muối...).

- Không uống: rượu, bia, cà phê, chè.

- Không ăn uống thực phẩm (rau quả) có vị chua vì làm tăng axít máu.

- Không ăn phủ tạng động vật, nước luộc thịt, nước sườn, cá hộp, thịt hộp.

- Không ăn chế phẩm có cacao, chocolate.



Tác giả: Lan Dương