Một số loại thuốc gây đau dạ dày mà bạn cần biết

Một số loại thuốc gây đau dạ dày mà bạn cần biết
Mỗi loại thuốc đều có tác dụng của nó, cùng với tác dụng chính, có những loại thuốc sẽ gây ra các tác dụng phụ như tiêu chảy, táo bón hay đau dạ dày. Dưới đây là một số loại thuốc gây đau dạ dày mà bạn nên biết.

Đau dạ dày có thể có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra nhưng một trong số nhưng nguyên nhân đó là do thuốc. Không phải loaị thuốc nào cũng có thể ảnh hưởng đến dạ dày của bạn, nó còn tùy thuộc vào cơ thể của mỗi người. 

Một số loại thuốc gây đau dạ dày mà bạn cần biết - Ảnh 1.

Những dấu hiệu của đau dạ dày (Ảnh: internet)

Nhóm thuốc thường gây ra các tác dụng phụ không mong muốn đó là nhóm thuốc chứa corticoid và nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid. Hiện nay, những nhóm thuốc này được sử dụng rất phổ biến ở nước ta. 

Nhóm thuốc gây đau ra dạ dày, thông thường mọi người không có sự hiểu biết nhất định về chúng, do đó mà nhiều người thường lạm dụng thuốc, gây ra những tác hại không nhỏ đối với dạ dày như gây viêm, loét dạ dày-tá tràng...

Một số loại thuốc gây đau dạ dày mà bạn cần biết - Ảnh 2.

Những loại thuốc gây đau dạ dày nào cần biết? (Ảnh: internet)

1. Những loại thuốc gây đau dạ dày

1. 1. Nhóm thuốc corticoid

Corticoid là thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau, chống dị ứng, ức chế hệ miễn dịch. Bên cạnh tác dụng tích cực thì corticoid còn có nhiều tác dụng phụ không mong muốn như ảnh hưởng không tốt đến sự chuyển hóa chất đường, chất đạm, chất béo, đến sự cân bằng nước và muối khoáng (gây phù), hệ tim mạch (tăng huyết áp), thần kinh, cơ xương (loãng xương). 

Trong đó ảnh hưởng không nhỏ đến dạ dày, corticoid có thể dẫn đến gây viêm, loét, xuất huyết dạ dày. 

Đặc biệt chú ý, không chủ quan với corticoid dạng tiêm bởi vì chúng có khả năng đào thải qua lớp niêm mạc dạ dày cho nên có thể gây viêm, loét, chảy máu… Do đó mà nó là một trong những thuốc gây đau dạ dày cho người dùng thuốc.

1.2. Thuốc giảm đau hạ sốt

Thuốc giảm đau hạ sốt cũng là một trong những loại thuốc gây đau dạ dày. Loại thuốc nguy hiểm nhất chính là thuốc asp***. 

Asp*** có có công dụng giảm đau, hạ sốt nhanh, nhưng trong trường hợp bạn lạm dụng thuốc hoặc không theo chỉ định và tư vấn của bác sĩ khám bệnh thì có thể rất nguy hiểm, ngoài tác chính như trên, thuốc còn tác hại như khả năng gây ra viêm loét, chảy máu dạ dày – tá tràng, nhất là người đang loét dạ dày – tá tràng tiến triển.

1.3. Các loại thuốc kháng viêm không steroid (di***, indo***…)

Các loại thuốc kháng viêm có tác dụng chống viêm, giảm đau, được dùng trong điều trị chứng thoái hóa khớp, viêm đa khớp, thoái hóa cột sống, đau lưng, viêm khớp dạng thấp, đau bụng kinh… 

Nhưng nếu bạn lạm dụng thuốc, dùng thuốc không có chỉ định của bác sĩ có thể gây ra một số những tác hại khác cho cơ thể như hiện tượng trướng bụng, đầy hơi, đau bụng, buồn nôn, nôn, viêm loét dạ dày – tá tràng, nghiêm trọng hơn là gây chảy máu dạ dày – tá tràng, thủng dạ dày. Vì thế chúng nằm trong top loại thuốc gây đau dạ dày.

Nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày – tá tràng của nhóm thuốc này là do chúng khó tan trong môi trường acid dạ dày, tích tụ thành đám trong dạ dày, khi đạt đến lượng lớn sẽ kích thích trực tiếp lên niêm mạc gây viêm, loét hoặc chảy máu.

1.4. Một số thuốc gây đau dạ dày như cel***, cel***

Chúng thuộc nhóm thuốc không steroid và ức chế chọn lọc COX-2, chuyên sử dụng để điều trị thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, đau, các triệu chứng liên quan đến kinh nguyệt, giảm lượng polyp ở kết tràng và trực tràng, nhưng khi sử dụng loại thoát này phải cực kỳ chú ý. 

Bởi vì, chúng có thể gây ra tác dụng không mong muốn như gây viêm, loét, chảy máu dạ dày – tá tràng. Bên cạnh đó còn có thuốc beta***, là thuốc điều trị hội chứng rối loạn tiền đình, cũng nằm trong danh sách các loại thuốc gây đau dạ dày.

2. Để hạn chế tác dụng phụ của thuốc gây đau dạ dày, bạn cần làm gì?

Để hạn chế tác dụng bất lợi từ việc sử dụng thuốc cho người sử dụng, rất nhiều nghiên cứu đã đưa ra các phương pháp để những tác hại mà thuốc Tây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt đối với bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. 

Ví dụ như bào chế viên thuốc không tan trong dạ dày mà tan trong đường tiêu hóa hoặc trước khi dùng các loại thuốc có nguy cơ ảnh hưởng đến dạ dày nên uống một loại thuốc tráng niêm mạc dạ dày (gas***, pep***…) . 

Đặc biệt trước khi ăn 15-30 phút hoặc sau khi ăn no thì mới nên sử dụng thuốc . Biện pháp tốt nhất là bạn nên uống theo sự hướng dẫn chỉ định của bác sĩ khám bệnh.

Tổng hợp

Tác giả: Trương Xuân