Mắc 2/4 dấu hiệu này là bạn đã bị rối loạn tiền đình

Mắc 2/4 dấu hiệu này là bạn đã bị rối loạn tiền đình
Chóng mặt, mất đi ý thức, thậm chí là ngất chính là dấu hiệu bệnh rối loạn tiền đình không thể không nhắc tới cho căn bệnh khó chịu này.

Rối loạn tiền đình gây rất nhiều phiền phức cho con người, bởi lẽ căn bệnh này tuy không nguy hiểm nhất thời tới tính mạng nhưng nếu để lâu sẽ có hậu quả khôn lường. 

Bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết được dấu hiệu bệnh rối loạn tiền đình để luôn có được cách phòng tránh và điều trị hiệu quả.

1. Bệnh rối loạn tiền đình được hiểu như thế nào?

Hầu hết chúng ta đều biết, hội chứng rối loạn tiền đình là trạng thái hoạt động không ổn định của cơ quan tiền đình nằm ở sau hai ốc tai hai bên.

Bên cạnh đó thì giới văn phòng có nguy cơ mắc phải rối loạn tiền đình rất cao do thường xuyên phải làm việc trong môi trường nhiều áp lực, ít vận động và lại hay phải tiếp xúc với máy vi tính, phòng lạnh kín nên cột sống vùng cổ dễ bị nhiễm lạnh, lâu ngày sẽ làm co thắt động mạch cột sống thân nền, dẫn đến chứng rối loạn điều hòa máu lên não…

2. Dấu hiệu rối loạn tiền đình

2.1. Chóng mặt

Có thể xem, chóng mặt là dấu hiệu đầu tiên mà bạn cảm thấy khi mắc phải hội chứng rối loạn tiền đình. Ban đầu chỉ là thoáng qua sau đó mức độ sẽ nặng dần lên với tần suất tăng dần.

Người bệnh sẽ có ảo giác về sự vận động xung quanh, sự di chuyển của các vật thể, cảm giác xoay tròn, bập bềnh.

Hiện tượng bị này xảy ra khi hệ thần kinh não bộ bị chèn ép hoặc dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương.

2.2. Mất thăng bằng

Tiếp theo đó, cơ thể sẽ mất đi sự cân bằng khiến bạn không thể đứng vững, lâng lâng không xác định trọng lượng như người đang bị say rượu.

Nguyên nhân của triệu chứng này là do sự mất đồng bộ giữa các thông tin từ tiền đình, tiểu não, cảm giác sâu, mắt, ngoại tháp.

2.3. Mất đi ý thức hoặc ngất

Trong một khoảng thời gian bị đe doạ mất ý thức hoặc ngất đi, kèm theo là hiện tượng ra mồ hôi, buồn nôn, thị lực giảm thoáng qua.

Nguyên nhân là do lúc này người bệnh bị giảm lượng máu đến não, tụt huyết áp, rối loạn chức năng tim hay phản xạ thực vật gây nên.

Mắc 2/4 dấu hiệu này là bạn đã bị rối loạn tiền đình - Ảnh 1.

2.4. Chóng mặt không xác định rõ

Đây là một dấu hiệu khiến người bệnh cảm thấy đầu óc lâng lâng, quay cuồng, nặng nề hay cảm giác sợ bị ngã,…

Ở những bệnh nhân có các rối loạn cảm xúc khác như hội chứng tăng thông khí, lo âu, trầm cảm triệu chứng này sẽ xuất hiện.

Ngoài ra người mắc rối loạn tiền đình cũng có thể có những biểu hiện như: Tai bị ù, buồn nôn, đi không vững, cơ thể mệt mỏi, khó chịu…

3. Tác hại của bệnh rối loạn tiền đình

Tuy bệnh rối loạn tiền đình không phải là một bệnh nặng nhưng nếu kéo dài và không điều trị dứt điểm, rất có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng bất lợi cho sức khỏe của bạn. Trong đó, không thể không kể đến những tác hại của bệnh với cơ thể chúng ta như:

ơ thể luôn luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, đi đứng không vững. Điều này dường như vô tình sẽ gây cản trở rất nhiều trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Ngoài ra thì việc vận động ít đi do rối loạn tiền đình cũng sẽ là nguyên nhân dẫn đến một số loại bệnh khác.

Có lẽ nên khẳng định rằng, khi bị rối loạn tiền đình, những cơn đau đầu cũng sẽ thường xuyên hỏi thăm mỗi chúng ta. Do đó, công việc của chúng ta cùng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Tất nhiều là khi bị đau đầu, năng suất lao động sẽ bị giảm do bạn sẽ rất khó để bạn tập trung vào công việc. Đấy là còn chưa kể đến việc khi cơ thể mệt mỏi do chúng  rối loạn tiền đình, bạn cũng có thể dễ nổi cáu với những người xung quanh.

Khi bạn đi lại hay lưu thông trên đường nguy hiểm cũng sẽ luôn rình rập. Rối loạn tiền đình có thể khiến bạn đi lại không vững, thậm chí là bị ngất. Thậm chí, rối loạn tiền đình có thể gây ra tình trạng điếc. Thực sự là không an toàn khi mọi người gặp phải những dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình khi đang ở ngoài đường.

Do đó khi có các dấu hiệu bệnh rối loạn tiền đình kể trên, người bệnh nên đến ngay bệnh viện để khám và làm các xét nghiệm cần thiết để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra hướng điều trị sao cho phù hợp.

Tác giả: TH