Lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ bố mẹ nhất định phải biết

Lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ bố mẹ nhất định phải biết
Để bảo vệ sức khỏe của con và để hoạt động tiêm chủng diễn ra an toàn, đúng cách, bố mẹ hãy ghi nhớ những lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ quan trọng sau đây.

Tiêm phòng là hoạt động quan trọng và không thể thiếu để bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, vì nhiều bố mẹ thiếu kiến thức tiêm phòng cho trẻ mà dẫn đến những hiểu lầm và sai lầm đáng tiếc trong tiêm phòng cho con.

Để bảo vệ sức khỏe của con và để hoạt động tiêm chủng diễn ra an toàn, đúng cách, bố mẹ hãy ghi nhớ những lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ quan trọng dưới đây.

1. Tiêm chủng là hoạt động không thể thiếu đối với trẻ em

Trước những thông tin không được kiểm chứng hiện nay về tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin mà nhiều phụ huynh ngại ngần không cho con đi tiêm. Đây là điều hết sức sai lầm. Cho đến hiện nay, vacxin là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa những căn bệnh nguy hiểm có thể xảy ra ở trẻ nhỏ, thậm chí có những mũi tiêm sẽ phòng bệnh cả đời.

Vì vậy, tiêm phòng là hoạt động vô cùng quan trọng và thiết thực, bố mẹ không thể bỏ qua để có thể phòng bệnh cho con hiệu quả nhất.

Ảnh 2.

Bố mẹ cần ghi nhớ những lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ để đảm bảo an toàn cho con (Ảnh: Internet)

2. Trang bị kiến thức về lộ trình tiêm

Vì thiếu kiến thức tiêm phòng mà nhiều bố mẹ cho con đi tiêm theo cảm tính, không đúng thời điểm và lịch trình do sợ con quá nhỏ, không thể thích ứng được với vacxin. Đây là một sai lầm tai hại. 

Thời điểm tiêm cũng như thứ tự, lịch trình tiêm chủng của trẻ đã được các chuyên gia y tế hàng đầu thế giới kiểm nghiệm và đưa ra khuyến cáo để việc tiêm đúng thời điểm, phát huy tác dụng cao nhất trong bảo vệ sức khỏe của trẻ.

Ảnh 3.

Lịch tiêm chủng theo Tổ chức Y tế Thế giới (Ảnh: Internet)

Vì vậy, bố mẹ cần tuyệt đối tuân thủ lịch trình tiêm phòng đã được hướng dẫn để con được bảo vệ tốt nhất.

3. Những lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ 

Bố mẹ hãy ghi nhớ những lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ sau đây để đảm bảo an toàn cho con trong quá trình đi tiêm:

Hầu hết vacxin hiện nay là vacxin chứa virus sống dưới dạng bột được để khô lạnh. Trước khi tiêm, các loại vacxin này phải được pha loãng bằng dung dịch chuyên biệt cho từng loại. 

Dù trên thực tế phần lớn các dung dịch pha loãng nhìn khá giống nhau nhưng bản chất chúng lại chỉ dùng riêng được cho 1 loại vacxin nhất định nên bố mẹ hãy yêu cầu nhân viên y tế pha trực tiếp ngay trước khi tiêm để tránh việc pha sẵn hàng loạt gây nhầm lẫn các loại dung dịch.

Ảnh 4.

Hãy yêu cầu bác sĩ pha dung dịch ngay trước mặt khi tiêm cho con (Ảnh: Internet)

Vacxin sau khi pha loãng chỉ để được khoảng 30 phút nên việc bố mẹ yêu cầu nhân viên y tế pha vacxin trực tiếp trước mặt là cần thiết để đảm bảo thuốc tiêm vào người con đúng chất lượng, không phải bị pha sẵn quá lâu ảnh hưởng đến chất lượng. 

Bên cạnh đó, vi khuẩn cũng có thể sinh sôi khi ống tiêm tiếp xúc với không khí nên khi tiêm, bố mẹ có quyền được yêu cầu pha chế và tiêm ngay cho con, không được tiêm vacxin pha sẵn với ống tiêm để tiếp xúc với môi trường.

4. Tiêm ở đùi và bắp tay thì có gì khác nhau?

Một lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ nữa là vị trí tiêm phòng. Nhiều mẹ khá bối rối khi hầu hết các bạn nhỏ khác được tiêm ở đùi còn con mình được tiêm ở bắp tay. Về bản chất, mọi vị trí đều có thể tiêm, chỉ cần không chạm vào động mạch và dây thần kinh cũng như tránh chạm phải xương. Do đó, bác sĩ quyết định vị trí tiêm phụ thuộc vào riêng mỗi trẻ sao cho phù hợp.

Phần lớn trẻ dưới 1 tuổi sẽ được tiêm ở bắp đùi. Khi bé trên 1 tuổi, tiêm ở bắp tay lại phổ biến hơn vì có thể giúp bé hạn chế đau nhức.

Bên cạnh đó, một số vacxin lại chỉ định vị trí tiêm chính xác. Vì vậy, mẹ đừng quá lo lắng về vị trí tiêm mà hãy giúp bác sĩ giữ bé đúng tư thế, hạn chế giãy giụa để chất lượng tiêm được tốt nhất.

5. Không nên sử dụng thuốc hay đắp mẹo lên vết tiêm

Các phản ứng sau tiêm như sốt, quấy khóc, sưng nhẹ vết tiêm là phản ứng sau tiêm khá bình thường và phổ biến ở trẻ nhỏ. Bố mẹ không nên áp dụng các bài thuốc mẹo đắp lên vết tiêm vì có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng vacxin. 

Nếu các triệu chứng của bé kéo dài và tiến triển xấu, hãy đưa bé đến cơ sở y tế nhanh nhất để được xử trí kịp thời.

Ảnh 5.

Sốt, quấy khóc là các phản ứng sau tiêm rất bình thường ở trer (Ảnh: Internet)

Tiêm phòng là hoạt động không thể thiếu và vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe của con. Bố mẹ hãy ghi nhớ những lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ để làm một ông bố/bà mẹ thông thái nhé.

Tác giả: Trương Thị Mỹ Duyên