Loạn thị có mổ được không?

Loạn thị có mổ được không?
Loạn thị có mổ được không và nếu mổ được thì nên lựa chọn phương pháp nào là mối quan tâm của nhiều người gặp tật khúc xạ về mắt này.

Do loạn thị gây ra nhiều khó khăn cho sinh hoạt cũng như công việc và học tập hàng ngày nên giải pháp loạn thị có mổ được không và cần phải lưu ý gì người mắc loạn thị đều cần phải nắm rõ.

1. Loạn thị là gì? Nguyên nhân gây bệnh loạn thị? 

Trước khi tìm hiểu về loạn thị có mổ được không thì bạn cần nắm được thông tin về loạn thị là gì.

1.1. Loạn thị là gì? 

Loạn thị được biết đến là một tật khúc xạ mắt thường gặp, là kết quả của việc giác mạc hoặc thủy tinh thể đang có hiện tượng bất thường, bị bẻ cong hay biến dạng, khiến ánh sáng không thể tập trung vào đúng một điểm trên võng mạc, điều này gây hiện tượng nhìn sẽ bị nhòe, mờ hình ảnh. Đối tượng bị loạn thị có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, bẩm sinh hoặc trẻ nhỏ, người lớn.

Vậy loạn thị và cận thị khác nhau như thế nào? Để hiểu đơn giản nhất như sau:

- Bệnh cận thị là hiện tượng tất khúc xạ mắt khiến mắt không thể nhìn được được các vật ở xa mà chỉ có thể nhìn những vật ở gần. 

- Còn loạn thị là hiện tượng mắt dù nhìn vật ở gần hay ở xa đều bị mờ, nhòe, không rõ

1.2. Nguyên nhân gây loạn thị

Bệnh loạn thị do một số nguyên nhất sau đây gây ra:

- Loạn thị có thể do bẩm sinh, di truyền từ mẹ và bố cũng mắc bệnh loạn thị

- Nhưng người có tổn thương liên quan tới mắt như sẹo giác mạc, từng làm phẫu thuật đục thủy tinh thể

- Tuổi tác quá cao cũng có thể gây ra bênh loạn thị

Khi xem tivi, điện thoại nhiều hay đọc sách không đúng khoảng cách, không đủ ánh sáng thì đây không phải là lý do gây bệnh loạn thị. Bệnh loạn thị có thể bị khi mắt bị cận thị, viễn thị.

Loạn thị có mổ được không

Loạn thị có thể xảy ra ở nhiều đối tượng thuộc các lứa tuổi khác nhau (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

Ăn gì tốt cho mắt? 10 loại thực phẩm hàng đầu cho đôi mắt

Những thói quen tốt giúp cải thiện mắt cận thị không phải người mắc tật khúc xạ nào cũng biết

2. Các triệu chứng của bệnh loạn thị thường gặp

Bệnh loạn thị có thể xảy ra ở rất nhiều lứa tuổi khácnhau: từ trẻ sơ sinh (do bị bẩm sinh di truyền từ bố mẹ), trẻ em, người trường thành, người già. Những người bị tật loạn thị sẽ thường gặp những triệu chứng sau:

- Khi nhìn hình ảnh luôn bị nhòe, mờ, không rõ, dù đứng ở mọi khoảng cách

- Khi nhìn hình ảnh luôn xuất hiệu 2-3 bóng nhòe bênh cạnh

- Đặc biệt, khi lái xe ban đêm sẽ gặp khó khăn khi nhìn ở mọi khoảng cách

- Các dầu hiệu khác có thể xảy ra: Nhực mỏi mắt, đau mắt, chảy nước mắt, nhức đầu, đau cổ, vai, gáy …

3. Loạn thị có mổ được không?

Loạn thị gây ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hằng ngày, sinh hoạt, học tập và cả tương lại sau này. Vậy nên loạn thị có mổ được không là vấn đề rất nhiều người thắc mắc.

Hiện nay, với khoa học công nghệ phát triển thì việc phẫu thuật khúc xạ có thể giúp điều chỉnh các đường cong của giác mạc, từ đó làm cải thiện được thị lực mà không cần phải sử dụng kính loạn thị. Tuy nhiên, để thực hiện phẫu thuật mổ loạn thị thì cần bác sĩ kiểm tra đánh giá tình trạng mắt của bệnh nhân có đủ khỏe mạnh, mới đề nghị tiến hành mổ để trị tật loạn thị.

Loạn thị có mổ được không

Loạn thị có mổ được không? (Ảnh: Internet)

Mặt loạn thị được tiến hành mổ phẫu thuật khúc xạ theo các phương pháp:

Phẫu thuật LASIK (Phẫu thuật có hỗ trợ bằng Laser giúp định hình nhu mô giác mạc) Quy trình phẫu thuậu LASIK này sẽ được tiến hành mở một đường có bản lề ở lớp biểu mô bên trong giác mạc. Sau đó được sử dụng tia laser excimer điều chỉnh lại hình dạng của giác mạc. Cuối cùng đặt lại vị trí lớp biểu mô và hoàn thành phẫu thuật.

Phẫu thuật LASEK (Phẫu thuật có hỗ trợ bằng Laser cắt lớp sừng dưới biểu mô) Quy trình phẫu thuật sẽ được tiến hành sử dụng một chất cồn đặc biệt để nới lỏng lớp biểu mô. Sau đó, được bác sĩ sử dụng tia laser excimer điều chỉnh lại độ cong của giác mạc rồi tiến hành định vị lại lớp biểu mô đã được nới lỏng ban đầu. 

Phẫu thuật Epi- LASEK Quy trình này được tiến hành tương tự với phẫu thuật LASEK ở trên. Tuy nhiên thay bằng việc sử dụng cồn đặc biệt thì bác sĩ sẽ sử dụng một loại dao phẫu thuật đặc biệt để tiến hành phẫu thuật

Phẫu thuật mắt PRK (Cắt bỏ lớp sừng biểu mô giác mạc) Thủ cục này cũng tương tự với phẫu thuận LASEK. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ lớp biểu mô giác mạc. Sau đó, phần biểu mô này sẽ phát triển mới trở lại một cách tự nhiên, phù hợp với giác mạc mới của bệnh nhân. Tuy nhiên, với phương pháp này bệnh nhân sẽ phải đeo kính áp tròng trong một vài ngày đầu.

Như vậy có thể thấy được rằng loạn thị có mổ được và khi tiến hành mổ sẽ có thể chữa được bệnh loạn thị. Tuy nhiên, theo như đánh giá thì phương pháp mổ loạn thị cũng tiềm ẩn một số biến chứng sau:

- Có thể có hiện tượng nhìn thấy vầng sáng cầu vồng hoặc đốm sao khi nhìn vào bóng đèn

- Xuất hiện tình trạng khô mắt

- Có thể gây nhiễm trùng

- Sẹo giác mạc

- Mất thị lực (hiếm gặp)

Vậy nên khi quyết định tiến hành mổ chữa loạn thị thì hãy nên tham khảo ý kiến bác sĩ về những biến chứng tiềm ẩn sau khi mổ, để lựa chọn được phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất

4. Loạn thị có tự khỏi được không?

Cơ thế con người khi tới tuổi trường thành (khoảng từ 25 tuổi) sẽ không có sự phát triển vì vậy nhãn cầu cũng không có hiện tượng phát triển, thay đổi kích thước, hình dạng. Vậy nên ở độ tuổi trưởng thành thì sự bất tương xứng giữa chiều dài trục nhãn cầu và công suất khúc xạ của mắt cũng không thay đổi. Đồng nghĩa với việc tật khúc xạ ở độ tuổi này sẽ không thay đổi nữa.

Nhiều trường hợp cho rằng, bệnh nhân bị loạn thị nhẹ thì sau sẽ tự khỏi được. Tuy nhiên trên thực tế thì những bệnh nhân có tất loạn thị nhẹ hầu như không có ảnh hưởng tới chức năng thị giác, cũng như không cần phải tiến hành can thiệp điều trị. 

Loạn thị có tự khỏi được không

Những bệnh nhân có tất loạn thị nhẹ hầu như không có ảnh hưởng tới chức năng thị giác (Ảnh: Internet)

Nếu sau độ tuổi trưởng thành mà hiện tượng loạn thị vẫn ở mức độ nhẹ, thì sẽ không có khả năng tiến triển nặng hơn, đồng nghĩa với việc không cần tiến hành điều trị mà thị lực vẫn được đảm bảo. Còn trong trường hợp sau độ tuổi trưởng thành mà mức độ loạn thị tăng nặng hơn, lúc này cần tiến hành can thiệp để điều trị mới đảm bảo được khả năng thị lực

5. Các phương pháp điều trị loạn thị phổ biến

Nếu trong trường hợp loạn thị nhẹ thì không cần phải tiến hành điều trị hay can thiệp, nhưng nếu trường hợp bị loạn thị nặng thì cần được tiến hành điều trị để tránh thị lực bị biến chuyển nặng hơn, xấu hơn có thể gây ra nhược thị. Hiện nay, các biện pháp điều trị loạn thị phổ biến như sau:

+ Dùng kính thuốc: Đeo kính thuốc là biện pháp phổ biến hiện nay, bệnh nhân sử dụng kính thuốc có thể điều chỉnh thị lực như ban đầu mà không gây hiện tượng biến chứng, an toàn, đơn giản

+ Phương pháp phẫu thuật: Nếu trong một số trường hợp khi bệnh nhân sử dụng kính thuốc điều chỉnh mà không hiệu quả bệnh nhân có thể tiến hành sử dụng phẫu thuật để can thiệp điều trị bằng tia laser. 

+ Ortho-K (Orthokeratology) customize: đây là phương pháp điều trị sử dụng kính áp tròng cứng. Kính được thiết kế đặc biệt, sử dụng đeo vào ban đêm, để làm thay đổi tạm thời hình dáng giác mạc của mắt trong khi ngủ, từ đó giúp mắt có thể nhìn rõ hơn vào sáng ngày hôm sau và có thể duy trì cả ngày. Tuy nhiên, phương pháp này phải sử dụng thường xuyên, bệnh nhân phải tiến hành lặp lại việc sử dụng kính áp tròng vào mỗi buổi tối khi đi ngủ.

Nếu thấy hiện tượng mặt luôn nhức mỏi, nhìn mọi vật bị mờ, nhòe dù ở cự ly gần hay xa hoặc có bất kỳ sự thay đổi nào về thị lực. Hay thăm khám bác sĩ để phát hiện vấn đề sớm nhất, điều trị đơn giản và nhanh chóng nhất.


https://suckhoehangngay.vn/loan-thi-co-mo-duoc-khong-20220718162908559.htm
Tác giả: Nguyễn Lương