Lao tuyến vú và áp xe vú khác nhau như thế nào?

Lao tuyến vú và áp xe vú khác nhau như thế nào?
Lao tuyến vú và áp xe vú đều là những căn bệnh nguy hiểm mà nhiều chị em dễ gặp phải, nhất là sau khi sinh con và đang trong thời kỳ cho con bú. Vậy lao tuyến vú và áp xe vú khác nhau như thế nào?

Cả lao tuyến vú và áp xe vú đều là các bệnh thường gặp ở phụ nữ sau sinh, đặc biệt là trong thời kỳ cho con bú. 

Đây là hai bệnh dễ bị nhầm lẫn với nhau do có triệu chứng tương tự. Tuy nhiên, nếu không phân biệt đúng có thể dẫn tới điều trị sai, gây ra những hậu quả vĩnh viễn vô cùng nghiêm trọng cho bệnh nhân.

Lao tuyến vú là căn bệnh viêm nhiễm tuyến vú do chủng lao gây ra. Còn áp xe vú thường là do viêm nhiễm bất kì tạo nên ổ mủ phía trong vú. 

Vậy chúng còn có những đặc điểm gì để phân biệt? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan nhất khi so sánh lao tuyến vú và áp xe vú

Lao tuyến vú và áp xe vú phân biệt như thế nào?

Dựa vào những đặc điểm: tổng quan, triệu chứng, tác hại, nguyên nhân, điều trị, chúng tôi đưa ra bảng phân biệt lao tuyến vú và áp xe vú như sau:


Lao tuyến vúÁp xe vú
Tổng quan- Lao tuyến vú cũng là hiện tượng vú bị bệnh do các vi khuẩn tấn công, tuy nhiên khuẩn chính ở đây là chủng lao, giống như dạng lao gây bệnh lao phổi thường gặp.
- Trong đó, áp xe vú cũng được coi là một trong những giai đoạn bệnh của lao tuyến vú, nếu áp xe vú quá lâu, chữa mãi không khỏi thì có thể người bệnh đã bị lao tuyến vú. Cả hai bệnh đều hay xảy ra trên phụ nữ ở độ tuổi sinh sản.
Áp xe vú là hiện tượng viêm nhiễm tạo mủ trong tuyến vú, bệnh do các chủng khuẩn khác nhau thâm nhập và làm ổ trong đó. Áp xe vú đôi khi cũng là một trong những giai đoạn bệnh hoặc bệnh cơ hội khi vú bị các bệnh khác tấn công, ví dụ như viêm vú và vú tăng sản.
Tác hại
Lao tuyến vú thường gây áp-xe liên tục, dẫn tới rỉ mủ ra khỏi da, lâu ngày có thể phải tiến hành cắt đường rò, khiến mất một phần vú, mất thẩm mỹ.
Áp xe vú gây sưng vú, lâu ngày dẫn đến viêm xơ mãn tính. Khiến cơ vú lỏng lẻo, biểu hiện nhiễm độc vú. Nặng nhất bệnh có thể gây hoại tử vú.
Nguyên nhân
- Do vi khuẩn lao gây ra
- Lây lan qua đường máu và bạch huyết
- Đến từ các loại vi khuẩn như khuẩn tụ cầu, liên cầu, vi khuẩn kỵ khí,...
- Lây lan qua đường máu và bạch huyết
Ai có nguy cơ mắc?- Những người có nguy cơ bị lao tuyến vú thường là phụ nữ trong kì sinh đẻ, vệ sinh ngực kém, thường xuyên ứ sữa, ốm đau, thể chất kém, thức đêm nhiều và hay mắc các bệnh nội tiết liên quan.
- Phụ nữ trong thai kỳ, vệ sinh ngực kém, bị ứ sữa thường xuyên, sức đề kháng kém, hay thức đêm và mắc các bệnh nội tiết liên quan
Phân loại- Được chia làm 2 loại dựa theo các con đường lây nhiễm: nguyên phát và thứ phát.
- Trong đó lao vú nguyên phát rất ít gặp nhưng thứ phát thì lại phổ biến và thường được lây qua các đường:
+ Đường máu: Bệnh lan ra từ ổ bệnh tại phổi hoặc hạch bạch huyết
+ Các vị trí gần vú: Bệnh lây trực tiếp ở khu vực xung quanh vú nhưng xương ngực, nội tạng…
+ Lây qua hệ bạch huyết
+ Vi khuẩn từ bên ngoài theo ống dẫn sữa chạy vào làm ổ trong vú
- Được chia thành 3 loại: trước tuyến, trong tuyến, sau tuyến.
- Các giai đoạn phát triển thường qua 3 bước: viêm, tạo áp xe và hoại tử.
Triệu chứng- Triệu chứng chung: sốt cao, đau đầu, mất ngủ, đau nhức sâu trong vú,...
- Bệnh nhân có triệu chứng y hệt áp-xe vú, nhưng lại tái phát nhiều lần, bệnh còn thường xuất hiện các cục u trong ngực, chọc hút nhiều lần nhưng không khỏi. Đặc biệt, các trường hợp bệnh nặng, mủ rò ra ngoài ra, bướu đỏ ửng, thành mảng dày lên.

- Triệu chứng chung: sốt cao, đau đầu, mất ngủ, đau nhức sâu trong vú,...
- Các biểu hiện thường vô cùng rõ ràng, các cơn đau dồn dập ở ngực và các vùng phụ cận, đặc biệt là khi cử động và thăm khám.
- Vú viêm bị căng phù nề, sưng đau, da nóng đỏ. Khi xét nghiệm thấy tốc độ máu tăng mạnh, các hạch sưng đỏ.
- Khi bệnh nặng hơn do đã hình thành áp xe, thì các cơn sốt rét sẽ đến lập tức, người bệnh sẽ thấy khô môi, khát nước, da xanh.
- Các triệu chứng nhiễm độc càng lúc càng nặng dần. Ở vị trí áp xe sẽ mạch nổi lên, da căng đỏ hoặc phù lên tím tái.
- Nếu ống dẫn sữa thông với áp xe thì mủ sẽ cùng sữa chảy tràn qua đầu ngực, cần chọc hút mủ sớm.
Điều trị- Phải điều trị theo liệu trình kháng lao, cùng với đó là phải phá các ổ áp xe gây ra bởi khuẩn lao.
- Tuy nhiên tùy theo tình trạng bệnh nhân, bác sĩ mới có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
- Tháo mủ bằng cách rạch hoặc chích tùy theo độ nông sâu của ổ.
+ Với vùng nông có thể chích nặn
+ Nếu ổ áp xe ở sâu, có thể bác sĩ cần rạch và gây mê, sau đó phá ổ xơ và bơm sát khuẩn hàng ngày.
- Sau đó, bệnh nhân sẽ được dùng kháng sinh để hỗ trợ thêm

Như vậy, cả lao tuyến vú và áp xe vú đều là những căn bệnh nguy hiểm, người bệnh cần có những kiến thức phù hợp để phòng ngừa và điều trị 2 căn bệnh, tránh nhầm lẫn chúng với nhau, gây chậm trễ trong việc điều trị, gây nên nhiều hậu quả đáng tiếc.

Tác giả: Thanh Hoa