Kiểm soát đường huyết ở trẻ em bằng cách nào?

Kiểm soát đường huyết ở trẻ em bằng cách nào?
Chế độ dinh dưỡng hợp lý và kiểm soát đường huyết từ thực đơn hàng ngày sẽ giúp trẻ ngăn ngừa bệnh tiểu đường cũng như tiến triển nguy hiểm của bệnh.

1. Cách kiểm soát đường huyết ở trẻ em

Theo các chuyên gia y tế thuộc bệnh viện Fortis (Ấn Độ), thường xuyên kiểm soát đường huyết ở trẻ em là biện pháp phòng ngừa và điều trị tiểu đường hiệu quả cho trẻ.

Các bậc phụ huynh nên tuân thủ các nguyên tắc quan trọng để kiểm soát đường huyết sau đây:

- Cần phải tạo cảm giác ngon miệng cho bé khi ăn.

- Món ăn của bé phải được chế biến từ nguồn thực phẩm lành mạnh, hợp vệ sinh, đảm bảo cân bằng chất dinh dưỡng.

- Phải cho bé ăn uống khoa học, đúng giờ giấc, không bỏ bữa ăn.

- Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh để hấp thụ chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa.

- Cho bé uống các loại nước ép trái cây mỗi ngày để tăng cường vitamin và khoáng chất và kiểm soát đường huyết ở mức ổn định.

- Bạn nên bắt đầu học cách phân biệt giữa chất béo bão hòa xấu với chất béo lành mạnh. Bằng cách đó, bạn sẽ có thể lựa chọn được các loại thực phẩm béo có lợi cho trẻ.

- Nên chọn các loại sữa không chứa chất béo hoặc ít béo cho bé uống nhằm bảo vệ sức khỏe của bé một cách tốt nhất và kiểm soát đường huyết ổn định hơn.

- Khi bé tham gia các hoạt động cắm trại, đi du lịch, sinh nhật bạn bè… Bạn phải luôn giám sát chặt chẽ lượng calo bé đưa vào cơ thể. Bằng cách này, bạn sẽ có thể kiểm soát và duy trì ổn định lượng đường huyết của trẻ.

- Không nên cho bé ăn bánh, kẹo ngọt nếu muốn kiểm soát đường huyết ở mức an toàn vì đó là những "khắc tinh" gây gia tăng lượng đường huyết trong cơ thể bé.

- Dạy bé thường xuyên uống nước lọc, tránh xa các loại nước ngọt có ga.

- Khuyến khích bé vận động cơ thể thường xuyên để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Ảnh 2.

2. Vì sao trẻ bị tiểu đường?

Theo Báo điện tử VnMedia, tiểu đường (đái tháo đường) ở trẻ em còn gọi là tiểu đường tuyp 1, xảy ra khi tuyến tụy không có khả năng sản xuất đủ insulin. Insulin là loại hormone (hoóc-môn) cho phép cơ thể sử dụng đường làm năng lượng.

Tiểu đường type 1 ở trẻ là bệnh có tính chất di truyền, do rối loạn tổng hợp insulin, rối loạn nơi sản xuất insulin, có tính chất bẩm sinh nhiều hơn, bắt buộc phải điều trị bằng insulin thay thế.

Đái tháo đường type 2 vốn thường gặp ở người lớn do liên quan đến yếu tố ăn uống, béo phì, cao huyết áp, lười vận động không tiêu hao năng lượng…, phải điều trị bằng thuốc và kết hợp điều chỉnh chế độ ăn, giảm cân.

Bác sĩ Lê Thị Hải, Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết, đa phần trẻ mắc đái tháo đường type 2 ở nước ta thường gắn liền với chứng thừa cân, béo phì, do lối sống thiếu cân bằng và chứng ăn uống thiếu điều độ gây nên.

Một phần nguyên nhân nữa là do nhận thức của người lớn. Nhiều người không nghĩ là con mình đang thừa cân, béo phì và có nguy cơ mắc bệnh đái thường đường type 2 cực cao. … Trong khi đó, việc điều trị bệnh cho trẻ đái tháo đường type 2 không hề đơn giản. Thông thường, người mắc đái tháo đường type 2 ngoài dùng thuốc còn phải tuân theo một chế độ ăn kiêng cực kỳ nghiêm ngặt.

Nhưng với trẻ, nhất là những trẻ đang độ tuổi phát triển, không thể bắt trẻ kiêng khem quá mức. Hơn thế nữa, với trẻ, việc tạo lập một ý thức về bệnh không dễ. Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh đái tháo đường không đúng sẽ gây ra những biến chứng nhất định, trong đó có hạ đường huyết.

Do não trẻ em cần được cung cấp đường hằng định, nên khi hạ đường huyết sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến não, làm giảm sự phát triển của não. Kết quả giảm trí thông minh và giảm thị lực nếu tình trạng hạ đường huyết kéo dài hoặc xảy ra thường xuyên.

Tác giả: GH