Khó ngủ phải làm sao? Trăn trở ngày đêm khiến bệnh càng thêm nghiêm trọng

Khó ngủ phải làm sao? Trăn trở ngày đêm khiến bệnh càng thêm nghiêm trọng
Khó ngủ phải làm sao là câu hỏi chung của rất nhiều người khi rơi vào chứng khó ngủ.

Khó ngủ là tình trạng khó đi sâu vào giấc ngủ hoặc giấc ngủ không kéo dài (hoặc cả hai). Khó ngủ nếu không chữa trị dứt điểm sẽ ảnh hưởng tới việc hồi phục sức khỏe, tâm lý, hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống.

1. Triệu chứng của khó ngủ

Khó ngủ có rất nhiều triệu chứng khác nhau như:

- Khó đi vào giấc ngủ.

- Tỉnh giấc nửa đêm.

- Ngủ không đủ giấc.

- Tức dậy quá sớm.

- Mất ngủ thoáng qua.

- Mất ngủ một hai ngày.

- Mất ngủ một hai tuần.

- Mất ngủ lâu ngày.

- Sau khi ngủ cảm giác mệt mỏi.

- Chất lượng giấc ngủ không đảm bảo.

2. Nguyên nhân khó ngủ

Khó ngủ phải làm sao? Trăn trở ngày đêm khiến bệnh càng thêm nghiêm trọng - Ảnh 1.

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn mất ngủ (Ảnh: Internet)

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới mất ngủ. Trong đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra có thể phân loại các nguyên nhân như sau:

- 50% là nguyên nhân tinh thần, tâm lý: căng thẳng, trầm cảm, lo lắng.

- 30% do môi trường, nếp sống: môi trường thay đổi; ngủ không đủ giấc; ăn quá muộn; phòng ngủ, đèn ngủ, giường ngủ không phù hợp; xem nhiều phim ảnh, ô nhiễm môi trường,…

- 10% do sử dụng các loại thuốc và chất kích thích: các chất kích thích như caffeine, nicotine, rượu bia; thuốc chữa bệnh cao huyết áp, trầm cảm, dị ứng, các loại corticoid; thuốc chống nghẹt mũi, giảm béo phì,…

- 10% do bệnh của cơ thể: ho hen, dị ứng, đau khớp, bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer, hội chứng chân không yên, trào ngược dạ dày thực quản, ngưng thở khi ngủ,…

3. Đối tượng thường khó ngủ

- Phụ nữ thay đổi nội tiết trong chu kỳ kinh nguyệt và thời kì mãn kinh.

- Người già trên 60 tuổi.

- Người có vấn đề rối loạn tâm thần như lo âu, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực.

- Người hay làm việc vào ban đêm hay thường xuyên thay ca làm tăng nguy cơ mất ngủ.

- Người đối diện liên tiếp các sự kiện căng thẳng trong thời gian dài.

- Người đi qua nhiều múi giờ khác nhau.

4. Hậu quả của khó ngủ

Khó ngủ phải làm sao? Trăn trở ngày đêm khiến bệnh càng thêm nghiêm trọng - Ảnh 2.

Khó ngủ để lại nhiều hậu quả (Ảnh: Internet)

Nếu không ngủ đủ giấc, người khó ngủ có thể gặp phải những hậu quả sau:

- Ban ngày mệt mỏi và buồn ngủ.

- Kém tập trung khi làm việc.

- Bực tức, cáu kỉnh.

- Da dẻ kém hồng hào.

- Mắt quầng thâm, kém linh hoạt.

- Đau nhức đầu, chóng mặt.

- Suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ.

- Sức khỏe suy giảm.

- Nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường tăng cao.

- Sức đề kháng cơ thể suy giảm.

5. Khó ngủ phải làm sao?

Có nhiều cách chữa trị triệu chứng khó ngủ. Quan trọng, người bệnh phải phát hiện sớm và tuân thủ theo phác đồ điều trị. Cụ thể, người bệnh có thể luyện tập những thói quen và chú ý một vài đặc điểm dưới đây:

- Đi ngủ đúng giờ, kể cả ngày nghỉ cuối tuần.

- Ra khỏi giường khi không ngủ.

- Hạn chế ngủ gượng ép khi chưa buồn ngủ.

- Giường ngủ và phòng ngủ chỉ sử dụng để ngủ.

- Khi căng thẳng thì chú ý thư giãn, nghỉ ngơi.

- Hạn chế hoặc tránh các giấc ngủ ngắn ban ngày.

- Giữ phòng ngủ vệ sinh, thoáng mát.

- Tập thể dục thường xuyên.

- Hạn chế sử dụng cà phê, rượu bia và thuốc lá.

- Tránh ăn uống trước khi đi ngủ.

- Với thuốc, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để hiểu tác dụng thuốc với giấc ngủ.

- Nếu bị đau, người bệnh có thể dùng biện pháp giảm đau để ngủ ngon.

6. Cách thức điều trị khó ngủ

Hiện tại, để điều trị chứng khó ngủ, bệnh nhân có thể sử dụng 4 hình thức cơ bản dưới đây.

6.1. Điều trị bằng các hành vi liệu pháp

Hành vi này chú trọng vào các hành vi của bản thân để tự mình điều chỉnh trạng thái sang chiều hướng tích cực.

- Rèn luyện thói quen đi ngủ đúng giờ, đúng giấc.

- Kỹ thuật thư giãn: thư giãn cơ bắp, phản hồi sinh học và các bài tập thở.

- Liệu pháp nhận thức: thay thế lo lắn về việc không ngủ được bằng những suy nghĩ tích cực.

- Kích thích kiểm soát: giới hạn thời gian tỉnh dậy trên giường. Giường chỉ dành cho ngủ và các hành vi tình dục.

- Hạn chế ngủ: giảm thời ở trên giường.

- Ánh sáng trị liệu: sử dụng ánh sáng để đẩy lùi đồng hồ nội bộ nếu rơi vào giấc ngủ quá sớm hoặc thức dậy quá sớm.

6.2. Điều trị thông qua thuốc Tây y

Dùng thuốc để ức chế thần kinh trung ương. Thuốc Tây y phù hợp và có hiệu quả với các bệnh nhân rơi vào tình trạng mất ngủ cấp tính trong thời gian ngắn.

6.3. Điều trị thông qua thuốc Đông y

Khó ngủ phải làm sao? Trăn trở ngày đêm khiến bệnh càng thêm nghiêm trọng - Ảnh 3.

Các thực phẩm như trà hoa cúc có thể là lời giải cho câu hỏi khó ngủ phải làm sao? (Ảnh: Internet)

Thuốc Đông y có hiệu quả với các bệnh nhân mất ngủ lâu dài. Ví dụ, trà hoa cúc rất tốt để chữa an thần và chứng khó ngủ. Mật ong dùng trước khi ngủ cũng rất tốt cho giấc ngủ. Các thực phẩm khác nhữa sữa, hạt sen cũng có lợi cho giấc ngủ.

6.4. Điều trị không dùng thuốc

Các bài tập Yoga, thiền, hít vào thở ra rất hiệu nghiệm trong điều trị mất ngủ. Ngoài ra, các hình thức bấm huyệt, dưỡng sinh hay vật lý trị liệu cũng nên tập luyện thường xuyên.

Tổng hợp

Tác giả: Quang Anh