Khi nào cần hoá trị và xạ trị ung thư vú? Sự khác nhau của hai phương pháp điều trị này là gì?

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Ngoại Tổng hợp
Khi nào cần hoá trị và xạ trị ung thư vú? Sự khác nhau của hai phương pháp điều trị này là gì?
Ung thư vú là căn bệnh phổ biến và có tỉ lệ tử vong cao ở nữ giới. Ung thư vú có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm. Ngoài phẫu thuật cắt bỏ khối u thì có có 2 phương pháp điều trị khác là hóa trị và xạ trị ung thư vú.

Phương pháp xạ trị ung thư vú là sử dụng các tia ánh sáng có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Trong khi đó, hóa trị lại sử dụng thuốc, tác động trực tiếp làm bất hoạt và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.

Mọi người thường lo sợ trước xạ trị ung thư vú, bởi 2 từ xạ trị khiến liên tưởng đến các tia bức xạ luôn được cảnh báo là rất nguy hiểm. Tuy nhiên, Tiến sĩ Susan McCloskey, trợ lý giáo sư về ung thư học phóng xạ tại Đại học California, Los Angeles nhận định: Xạ trị không đáng sợ như chúng ta nghĩ. Qua 20 năm, phương pháp xạ trị ung thư vú cũng đã có nhiều bước cải tiến quan trọng, giúp thời gian điều trị nghiêm ngặt hơn và ngắn hơn. 

1. Khi nào cần xạ trị ung thư vú?

- Xạ trị ung thư vú sau phẫu thuật cắt bỏ u vú:

Xạ trị được dùng sau phẫu thuật với mục đích loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại, giúp ngăn chặn ung thư vú tái phát.

- Xạ trị ung thư vú sau phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ vú:

Xạ trị sẽ giúp tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại ở khu vực đã cắt bỏ, từ đó ngăn chặn ung thư vú tái phát.

- Bác sĩ cũng thường chỉ định xạ trị ung thư vú nếu như nghi ngờ bệnh nhân có các yếu tố tái phát bệnh ung thư vú cao: Khối u lớn, u đã lan sang các hạch bạch huyết hoặc mạch máu, u ung thư đã xấm lấn tới da, tế bào ung thư đã lan sang các hạch bạch huyết,....

2. Khi nào thì cần hóa trị ung thư vú?

- Hóa trị bổ trợ: Sử dụng hóa trị sau phẫu thuật u vú để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.

- Hóa trị trước khi phẫu thuật ung thư vú giúp thu nhỏ khối u. Điều này giúp cho việc phẫu thuật dễ dàng hơn.

- Hóa trị khi khối u đã di căn, xâm lấn sang các cơ quan khác. Lúc này thì phẫu thuật và xạ trị không còn nhiều tác dụng. Hóa trị sẽ là phương pháp trị liệu chính. 

3. Tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị ung thư vú

Tuy nguyên tắc hoạt động khác nhau, nhưng tác dụng phụ của 2 phương pháp hóa trị và xạ trị ung thư vú lại tương đối giống nhau :

- Tóc yếu và rụng nhiều, thậm chí là rụng hết hoàn toàn.

- Rụng lông mi đối với những bệnh nhân mẫn cảm.

- Buồn nôn, lở miệng, thay đổi vị giác. Việc này làm bệnh nhân kém ăn. Vì vậy, sau hóa xạ trị ung thư vú, bệnh nhân thường sụt cân nghiêm trọng.

- Tiêu chảy.

- Dễ bị bầm tím và chảy máu, các vết thương dưới da lâu lành.

- Dễ bị nhiễm trùng do lượng tế bào máu trắng bị sụt giảm sau hóa xạ trị ung thư vú.

- Da vùng điều trị bị kích ứng.

- Hóa xạ trị ung thư vú khiết tụt huyết khối, làm cơ thể luôn luôn mệt mỏi, sức đề kháng giảm, dễ mắc các bệnh khác.

- Thường xuyên bị mất ngủ, ngủ không ngon.

- Người hay bốc hỏa bất thường, đặc biệt là ban đêm.

- Tay chân có thể nhức mỏi, sưng phù, nóng rát thất thường.


Tác giả: Mai Nhung