Huyết trắng màu nâu: Khi nào bình thường, khi nào cần đi khám bác sĩ?

Huyết trắng màu nâu: Khi nào bình thường, khi nào cần đi khám bác sĩ?
Màu sắc bất thường của dịch tiết âm đạo chắc chắn sẽ làm bạn vô cùng lo lắng. Đặc biệt nếu đó là dịch tiết âm đạo có màu nâu, hay còn gọi là huyết trắng màu nâu

Nhưng trước khi cuống cuồng lo sợ, bạn có thể cần tham khảo những thông tin hữu ích sau: huyết trắng màu nâu, khi nào là bình thường và khi nào là dấu hiệu bạn cần đi khám bác sĩ ngay.

Chính xác thì dịch tiết âm đạo là gì?

Về cơ bản, dịch tiết âm đạo – hay còn gọi là khí hư – là chất có dạng nhày do các tuyến trong cổ tử cung và thành âm đạo tiết ra.

Dịch tiết giúp âm đạo sạch sẽ, khỏe mạnh bằng cách cuốn trôi tế bào chết khỏi thành niêm mạc. Nó cũng cung cấp chất bôi trơn để bảo vệ âm đạo khỏi bị nhiễm trùng và ngứa.

Ảnh 1.

Huyết trắng màu nâu, vì sao vậy?

Huyết trắng màu nâu, vì sao?

Chúng ta đã quen với suy nghĩ rằng thứ chất màu trắng như màng nhày hay dịch tiết trong mới là bình thường. Và thực sự là như vậy. Nhưng dịch tiết âm đạo hoàn toàn có thể có nhiều màu khác nhau, cũng như độ đậm đặc khác nhau. Tất cả tùy thuộc vào việc bạn đang ở đâu trong chu kỳ kinh nguyệt của mình.

Do đó, nếu bạn thường xuyên có dịch tiết âm đạo màu nâu khoảng 1-2 ngày trước và/hoặc sau chu kỳ kinh, bạn không cần phải lo lắng gì hết – theo bác sĩ Pamela D. Berens, giáo sư chuyên ngành khoa học sản - phụ khoa tại Trường Y McGovern - Đại học Texas Health Science Center (Houston).

Trường hợp đó, có thể do dịch tiết thông thường có lẫn chút máu mới vốn chưa ra nhiều do mới bắt đầu chu kỳ kinh hoặc máu cũ đã có sự kết hợp với không khí. (Quá trình này được gọi là oxy hóa – khi máu đỏ tiếp xúc với không khí và chuyển sang màu hơi nâu).

Một nguyên nhân khác gây ra dịch tiết âm đạo có màu nâu có thể đến từ biện pháp tránh thai của bạn. Giáo sư Berens giải thích: "Nếu bạn đang dùng biện pháp tránh thai chỉ giải phóng hormone progestin (như vòng tránh thai hormone, que cấy tránh thai ở tay hay thuốc viên mini chỉ chứa progestin), việc đôi khi bị rỉ ra chút máu là hoàn toàn bình thường và nằm trong dự đoán".

Tương tự với các biện pháp tránh thai sử dụng hormone khác có chứa progestin, đi kèm với liều estrogen thấp hơn (như thuốc tránh thai, miếng dán, vòng âm đạo) – chúng có thể gây rỉ máu nhẹ hoặc làm cho dịch tiết có màu sậm hơn.

Ảnh 2.

Một nguyên nhân khác gây ra dịch tiết âm đạo có màu nâu có thể đến từ biện pháp tránh thai của bạn.

Nguyên nhân việc rỉ máu hoặc dịch tiết sậm màu hơn bắt nguồn từ hàm lượng estrogen thấp trong cơ thể - khiến thành tử cung kém ổn định hơn và khi đó, có nhiều khả năng bạn sẽ trải nghiệm hiện tượng chảy máu. Máu này có thể chuyển sang màu nâu trước khi bạn thấy nó bị lẫn với dịch tiết của mình.

Một lần nữa, dịch tiết âm đạo màu nâu nếu liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt của bạn thì hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu bạn vẫn cảm thấy "lăn tăn", bạn có thể chuyển sang biện pháp tránh thai khác với liều estrogen cao hơn.

Dù vậy, nhiều chị em phụ nữ không chọn đi theo hướng đó bởi hàm lượng estrogen cao hơn cũng làm tăng nguy cơ bạn phải chịu đựng các tác dụng phụ như buồn nôn và cục máu đông.

Huyết trắng màu nâu, có khi nào cần lo lắng?

Nếu dịch tiết sậm màu bất ngờ xuất hiện và bạn không đang sử dụng biện pháp tránh thai liên quan tới hormone nào, đó có thể là dấu hiệu của một thứ gì đó nghiêm trọng hơn.

Giáo sư Berens cho biết: "Ra máu bất thường hoặc hơi rỉ máu có thể là dấu hiệu của một vấn đề liên quan tới thai kỳ ở giai đoạn đầu, ví dụ sẩy thai hay thai lạc vị - mang thai ngoài dạ con. Do đó, nếu khả năng bạn mang thai, điều quan trọng là gặp bác sĩ càng sớm càng tốt".

Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn không đều hoặc bạn ra máu sau khi quan hệ tình dục, dịch tiết màu nâu cũng có thể là dấu hiệu bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hoặc bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm. Đó cũng có thể là dấu hiệu của một hội chứng chưa được chẩn đoán như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) - hội rối loạn hormone khiến buồng trứng nới rộng và không thể sản xuất trứng một cách đều đặn.

Ảnh 3.

Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn không đều hoặc bạn ra máu sau khi quan hệ tình dục, dịch tiết màu nâu cũng có thể là dấu hiệu bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hoặc bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm.

PCOS cũng thường khiến chu kỳ kinh nguyệt không xuất hiện trong một khoảng thời gian nào đó. Kết quả là thành tử cung dày lên nhiều và thiếu ổn định, dẫn tới ra máu bất thường hoặc dịch tiết sậm màu hơn giữa các chu kỳ, bên cạnh việc ra máu nhiều và không đều.

Theo Giáo sư Berens: "Nếu trường hợp này xảy ra, bạn nên đi khám để có được chẩn đoán phù hợp và kế hoạch điều trị bởi thành tử cung dày rốt cuộc có thể dẫn tới những thứ nghiêm trọng hơn như ung thư tử cung hay ung thư nội mạc tử cung".

Một khả năng nữa là bạn bị rỉ máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt (một lần nữa, nếu bạn không đang dùng biện pháp tránh thai) thì đây có thể là dấu hiệu của khối polyp tử cung hay cổ tử cung – chúng sẽ lớn lên trong tử cung và cổ tử cung và thường không gây ung thư (lưu ý: hiện tượng điển hình ở phụ nữ trên 35 tuổi).

Dù rơi vào trường hợp nào, Giáo sư Berens gợi ý bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ khi phát hiện việc ra máu hay dịch tiết âm đạo bất thường nhằm loại bỏ khả năng mang thai và bệnh nhiễm trùng. Luôn nhớ cập nhật lịch làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung Pap smear định kỳ.

Giáo sư Berens nhấn mạnh: "Bác sĩ có thể chỉ trấn an bạn rằng dịch tiết như vậy hoàn toàn bình thường. Nhưng vấn đề quan trọng là phải hiểu tại sao nó xảy ra cũng như xác nhận xem nó có phải chuyện đáng lo ngại hay không".

Tác giả: XT, Theo Helino