Các bước tự khám vú tại nhà giúp nhận biết và phòng ngừa ung thư vú

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Ngoại Tổng hợp
Các bước tự khám vú tại nhà giúp nhận biết và phòng ngừa ung thư vú
Ung thư vú là căn bệnh nguy hiểm tuy nhiên nếu phát hiện sớm chúng ta hoàn toàn có thể chữa khỏi. Tự khám vú ở nhà là một trong những bước quan trọng trong phát hiện sớm ung thư vú.

1. Tại sao cần tự khám vú ở nhà?

Ung thư vú là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nữ giới, trong thực tế đa số trường hơp ung thư vú chỉ phát hiện khi có khối u ở vú với diện tích trên 2cm. Tỷ lệ sống tới 5 năm của người mắc bệnh này dù điều trị hiệu quả cũng không vượt quá 50%. 

Vì vậy việc tầm soát phát hiên sớm các u ác tính ở vú sẽ giúp cải thiện tiên lượng cho loại ung thư này. Phương cách tầm soát bao gồm: khám vú định kỳ, tự khám vú ở nhà và chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, chụp nhũ ảnh…).

- Khám vú là bước quan trọng không thể thiếu trong khám phụ khoa, là phương pháp đơn giản giúp bạn tự phát hiện những bất thường ở tuyến vú, đặc biệt là ung thư vú.

Tuy nhiên việc khám nhũ phải tiến hành qua nhiều bước trong khoảng 10-15 phút, khám toàn diện theo một tuần tự nhất định để tránh bỏ sót những chi tiết quan trọng.

Quy trình khám vú được tiến hành tuần tự bao gồm các quan sát cũng như các kiểm tra bằng tay vùng vú, xương đòn và nách với các tư thế phù hợp khác nhau. 

Các bất thường có thể được phát hiện bao gồm các thay đổi màu sắc hoặc tính chất, hình ảnh sự co rút, đóng vẩy, lở loét trên hoặc dưới da bầu vú, quầng vú, núm vú; các hạch sưng bất thường tại vùng nách, dọc 2 bên xương ức, trên dưới xương đòn, hay sự chảy dịch bất thường hoặc các khối u mật độ cứng chắc hay mềm nhão có ranh giới rõ ràng hay không … 

Toàn bộ các kiểm tra đều được thực hiện trên bề mặt da, không gây khó chịu.

Việc khám vú định kỳ nên thực hiện mỗi năm 1 lần sau 35 tuổi. Bạn cũng có thể tự khám vú ở nhà theo đúng quy trình Bác sĩ hướng dẫn thực hiện, bao gồm quan sát bằng mắt và sờ nắn bằng động tác day tròn nhẹ nhàng với mặt lòng các ngón tay. 

Việc tự khám vú ở nhà nên được tiến hành thường xuyên ngay từ tuổi dậy thì hoặc ít nhất từ 20 tuổi trở lên vào thời điểm ngay sau sạch kinh lúc này mô tuyến vú mềm dễ khám hơn để có thể phát hiện sớm bệnh lý tuyến vú cũng như u vú lành tính ác tính.

- Phương tiện chẩn đoán hình ảnh: 

Siêu âm vú nên thực hiện khi có điều kiện hoặc mỗi năm 1 lần sau 35 tuổi; 

Chụp vú (nhũ ảnh) định kỳ với đề xuất sau: 

- Lần đầu tiên trong khoảng 35-39 tuổi hoặc khi có chỉ định

- Một tới hai năm chụp 1 lần trong khoảng 45-49 tuổi tùy theo yếu tố nguy cơ của mình

- Một năm chụp 1 lần cho phụ nữ từ 50 tuổi trở lên

2. Các bước tự khám vú ở nhà

Chị em có thể tự khám vú ở nhà theo 7 bước sau:

1. Để tự khám vú ở nhà đầu tiên bạn phải cởi áo bộc lộ phần trên thắt lưng, sau đó ngồi hoặc đứng trước gương hai tay xuôi theo người. Quan sát kỹ ngực trước gương xem có sự thay đổi về hình dạng và kích thước không? Có bất kỳ sự thay đổi dáng vẻ bề ngoài không.

2. Đưa hai tay lên đầu quan sát kỹ ngực từ các góc độ khác nhau xem có thay đổi gì so với lần trước không? Kiểm tra kỹ núm vú xem có chảy dịch hay chảy máu không.

3. Nằm ngửa trên giường, đặt khăn gấp hay gối mỏng sau vai trái và đưa bàn tay trái ra sau đầu. Dùng tay phải khám ngực trái. Chụm các ngón tay lại dùng phần phẳng của ngón tay để cảm nhận các tổ chức của vú. Chia vú thành 4 phần, khám từ ¼ trên trong. 

Bắt đầu từ nền xương ấn nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, day tròn các ngón tay chụm tìm kiếm khối u hoặc mảng dày cứng hay bất thường nào không? Khám núm vú từ từ nhẹ nhàng lật đi lật lại quanh núm vú

4. Tiếp tục khám ¼ dưới trong, cũng bắt đầu từ phần nền xương và cũng từ các xương sườn dưới vú và lại khám nhẹ nhàng đầu vú. Bạn sẽ thấy ở phần chóp có tổ chức mềm, điều này hoàn toàn bình thường.

Ảnh 6.

5. Đưa tay trái từ sau đầu xuống cạnh thân mình dò phần dưới ngoài bằng tay phải, cũng làm như vậy từ bên các xương sườn phía dưới (phần ngoài lồng ngực) tới vú.

6. Tiếp tục như vậy khám ¼ trên ngoài.

7. Sau cùng dùng phần mềm đầu các ngón tay khum lại miết, tìm xem có u, hạch ở hõm nách không.

Ảnh 7.

Sau khi hoàn thành khám ngực trái thì thay đổi lại gối mỏng sang bên phải và lấy tay trái khám vú phải như cách trên. Đừng quên đưa tay phải xuôi theo người khi khám vú nửa ngoài ngực phải.

Nếu như khi tự khám vú ở nhà mà chị em tìm thấy khối u hay sự thay đổi của vú nên đến cơ sở y tế để được các bác sĩ khám và chỉ định siêu âm hoặc chụp x quang hoặc chọc sinh thiết nếu cần. Phần lớn các khối u bất thường của vú đều không phải ung thư nhưng để chắc chắn hãy để các thầy thuốc xác định và hướng dẫn giúp bạn. 

Lưu ý những phụ nữ trong gia đình có mẹ hoặc chị bị ung thư vú thì nguy cơ mắc cao gấp 10 lần người khác. Ngoài ra, những phụ nữ 35-50 tuổi chưa bao giờ sinh đẻ, người có con đầu lòng sau 30 tuổi, người có chế độ ăn nhiều mỡ động vật, uống nhiều rượu hút thuốc lá và béo phì cũng dễ bị bệnh này.

Việc tự khám vú ở nhà là hoàn toàn cần thiết, đặc biệt là đối với các nhóm đối tượng có nguy cơ bị ung thư vú cao như ở trên.

Gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực y tế, Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Với hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất.

Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – 468 Nguyễn Trãi - Phường 8 - Quận 5 – TP. HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.730.8999 để được tư vấn.

Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/


logo vietlife healthcare-done


Tác giả: Thu Hoa