Hướng dẫn đối phó với các tác dụng phụ của xạ trị ung thư thanh quản

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Hướng dẫn đối phó với các tác dụng phụ của xạ trị ung thư thanh quản
Sau xạ trị ung thư thanh quản người bệnh cần được hướng dẫn cách ăn uống, vệ sinh răng miệng hay đối phó với vấn đề đau rát cổ họng do mô bị tia xạ chiếu,....

1. Đối phó với chứng khó nuốt sau xạ trị ung thư thanh quản

Sau xạ trị nhiều bệnh nhân sẽ cảm thấy miệng bị vướng và cảm giác khó nuốt, vì thế hãy tham khảo những lời khuyên dưới dây:

- Uống nhiều nước. Hãy cố gắng uống khoảng 3 lít nước mỗi ngày cả trong và sau đợt điều trị. Ngoài ra khi ăn cũng nên uống nhiều nước để hỗ trợ làm mềm thức ăn

- Ăn thức ăn mềm

- Ăn chậm và tránh ăn khuya

- Chia nhỏ bữa ăn

- Có thể sử dụng đồ uống với lượng calo cao nếu cần thiết.


2. Vệ sinh răng miệng

Sâu răng hoặc chăm sóc răng miệng gặp khó khăn do đau sau xạ trị ung thư thanh quản cần được chú ý. Bệnh nhân có thể tham khảo cách vệ sinh bằng gạc mềm/bàn chải đánh răng lông mềm, không mua kem đánh răng hay chất đánh răng hoặc súc miệng có tính tẩy rửa cao hoặc vị kích thích niêm mạc miệng hay họng, nhất là vị bạc hà.

Để hạn chế tình trạng chảy máu răng miệng sau xạ trị thanh quản thì nhiều bác sĩ khuyên bệnh nhân nên khám nha sỹ trước khi bắt đầu xạ trị.

3. Nghỉ ngơi hợp lý

Mệt mỏi vì phải thực hiện theo phác đồ điều trị, cơ thể mất năng lượng, đau nhức cơ thể, tê vai tay chân,... là những tác dụng phụ có thể xảy ra sau xạ trị ung thư thanh quản; đặc biệt là thời gian vài tuần sau kết thúc điều trị.

Lúc này điều bệnh nhân cần nhất là nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục. Tuy nhiên bên cạnh nghỉ ngơi thì người bệnh cũng cần vận động nhẹ nhàng không để cơ thể bị ì ạch.

4. Thuốc giảm đau

Thuốc giảm những triệu chứng đau nhức, phù nề, sưng đau,.. có thể được bác sĩ chi định cho bạn sử dụng sau xạ trị ung thư thực quản.

Loại thuốc giảm đau nào, liều lượng ra sao sẽ phụ thuộc vào mức độ đau của bệnh nhân như thế nào. Lưu ý, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng thuốc giảm đau khi không có sự tư vấn và kê đơn của bác sĩ.

Bởi đôi khi một số loại thuốc sẽ gây ra những phản ứng phụ ảnh hưởng tới quá trình xạ trị ung thư thanh quản.

5. Chăm sóc vùng da bị xạ trị

Khi tia xạ của phương pháp xạ trị ung thư thanh quản tiếp xúc vơi vùng da vùng cổ có thể gây ra tình trạng đỏ và khô. Vì thế mà bệnh nhân cần lưu ý không để vùng da điều trị tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Ngoài ra thì cũng cần tránh mặc những quần áo bó sát, chật chội vùng cổ. Trước khi xạ trị cũng tuyệt đối tránh đắp bất cứ một chất gì lên vùng da điều trị bằng tia xạ.

Nếu như da bị khô rát gây khó chịu thì bạn nên hỏi bác sĩ xem mình nên sử dụng loại thuốc bôi làm dịu da nào không gây kích ứng và an toàn với sức khỏe của bạn cũng như không gây ra phản ứng phụ với tia xạ trị khi điều trị bệnh ung thư thanh quản.

6. Đối phó với chứng khô miệng

Khô miệng là tác dụng phụ thường xảy ra khi xạ trị ung thư vùng đầu cổ nói chung và xạ trị ung thư thanh quản nói riêng.

Để khắc phục tình trạng này bệnh nhân nên:

- Uống ít nhất 1.5 lít nước mỗi ngày

- Chọn thức ăn hoặc thực phẩm mềm

- Trong bữa ăn có thể sử dụng thêm các loại nước sốt để dễ nuốt

- Uống nước trong bữa ăn

- Nhai kẹo cao su không đường

- Sử dụng nước bọt nhân tạo nếu cần.


Tác giả: Thắng Lê