Hội chứng thận hư và những điều người bệnh cần lưu ý

Hội chứng thận hư và những điều người bệnh cần lưu ý
Hội chứng thận hư là hội chứng lâm sàng và sinh hoá xuất hiện ở nhiều bệnh do tổn thương ở cầu thận, đặc trưng bằng những dấu hiệu sau: phù, protein niệu cao, protein máu giảm, lipid máu tăng. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Cùng suckhoehangngay.vn tìm hiểu xem căn bệnh này là gì và dấu hiệu, phòng bệnh ra sao?

1. Bệnh thận hư là gì?

Thận hư thực chất là một hội chứng liên quan tới các vấn đề của thận. Thông thường, thận sẽ đào thải những chất cặn bã ra khỏi cơ thể, và giữ lại những chất có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, khi mắc bệnh thượng hư, protein sẽ bị đào thải quá nhiều theo đường nước tiểu.

Điều này sẽ khiến cho cơ thể bị thiếu hụt protein khiến cho người bệnh dễ dàng mắc các căn bệnh khác, biểu hiện rõ ràng nhất đó là chân tay người bệnh bị phù.

Hội chứng thận hư và những điều người bệnh cần lưu ý - Ảnh 1.

Bệnh thân hư có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em (Ảnh: internet)

Thận hư có thể gặp ở bất kì ai nên tốt nhất bạn không nên chủ quan. Nhưng thực tế cho thấy thận hư thường xảy ra ở trẻ em. Các bậc phụ huynh có thể tìm thấy để phòng ngừa cho con qua một vài thông tin về phòng ngừa bệnh thận hư sau đây.

Không chỉ trẻ em mà người lớn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh, đặc biệt là những người có tiền sử mắc những căn bệnh sau đây như tiểu đường, bệnh cầu thận,… và một số bệnh lý liên quan tới thận khác. Bên cạnh đó, một số loại thuốc cũng sẽ khiến thận bị tổn thương vì dụ như các loại thuốc kháng sinh. Một điều đáng lưu ý nữa đó là những bệnh nhân mắc HIV, viêm gan cũng dễ dàng mắc hội chứng thận hư.

2. Ai có khả năng mắc hội chứng thận hư?

Hội chứng thận hư là tổn thương do nhiều bệnh lý gây ra lên cầu thận, khi mắc bệnh đa phần sẽ có biểu hiện là phù. Hội chứng thận hư có thể chia làm 2 loại theo nguyên nhân gây ra bệnh đó là : hội chứng thận hư nguyên phát và hội chứng thận hư thứ phát.

Hội chứng thận hư nguyên phát : có nguyên nhân là các bệnh lý liên quan tới cầu thận nguyên phát Hội chứng thận hư thứ phát : có nguyên nhân là các bệnh lý khác như : lupus ban đỏ, viêm mạch, các bệnh lý do nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng.

Hội chứng thận hư và những điều người bệnh cần lưu ý - Ảnh 2.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh hội chứng thận hư (Ảnh: internet)

Thông thường khoảng 80% viêm cầu thận là không thể xác định rõ được nguyên nhân, những người có khả năng cao bị bệnh thận hư như:

- Những người hay hút thuốc, uống rượu, sử dụng các chất kích thích

- Những người có chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống thất thường không đảm bảo

- Những người sinh hoạt tình dục quá thường xuyên

- Người già, người hay uống thuốc bổ thận tráng dương Những người ít vận động, hay ngồi lâu trong thời gian dài

3. Dấu hiệu của hội chứng thận hư

Ở thể bệnh điển hình, triệu chứng lâm sàng chủ yếu là phù. Tính chất phù: phù tăng nhanh trong vài ngày hoặc vài tuần. Bệnh nhân và người nhà dễ nhận biết bằng sự tăng cân. Ở người lớn, cân nặng có thể tăng 20 - 30kg. Bệnh nhân có thể phù mặt, đặc biệt là phù mi mắt rồi xuống chi dưới, bụng và bộ phận sinh dục. 

Phù thường biểu hiện rõ ở vùng thấp của cơ thể, ấn vào vùng phù có cảm giác mềm, lõm và không đau. Có thể có dịch trong ổ bụng. Thấy dịch ở màng phổi một bên hoặc hai bên. Trường hợp phù nặng, có thể có cả dịch ở màng ngoài tim. Đái ít: bệnh nhân chỉ có lượng nước tiểu thường dưới 500ml/ngày, có khi chỉ còn 200 - 300ml khi phù nhiều. Bệnh nhân thấy mệt mỏi, kém ăn hoặc có tăng huyết áp kèm theo.

Hội chứng thận hư và những điều người bệnh cần lưu ý - Ảnh 3.

Người bệnh cần quan sát kĩ những triệu chứng của bệnh để được điều trị kịp thời (Ảnh: internet)

Xét nghiệm nước tiểu thấy protein tăng cao. Trong nước tiểu còn có thể trụ mỡ, trụ hạt, hồng cầu và bạch cầu mặc dù không có nhiễm khuẩn tiết niệu.

Hội chứng thận hư thường có các biến chứng chính là: suy thận cấp, nhiễm khuẩn; suy dinh dưỡng do mất protein trong máu; rối loạn các chất điện giải.

4. Điều trị bệnh có khó không?

Trong hội chứng thận hư, việc điều trị chủ yếu là bù lại khối lượng tuần hoàn bằng cách tăng protein trong thức ăn, tăng calo, hạn chế muối và nước. Bệnh nhân nặng có thể truyền plasma, các dung dịch keo và albumin. Chỉ sử dụng thuốc lợi tiểu khi đã bù protein và bệnh nhân không còn nguy cơ giảm thể tích tuần hoàn. Đặc biệt trong chế độ ăn phải hạn chế muối và nước khi có phù nhiều.

Hội chứng thận hư và những điều người bệnh cần lưu ý - Ảnh 4.

Chi phí điều trị hội chứng thận hư rất tốn kém (Ảnh: internet)

Điều trị đặc hiệu ở hội chứng thận hư nguyên phát với việc dùng corticoid. Kết hợp dùng các thuốc giảm miễn dịch khác. Trường hợp bệnh nhân đáp ứng kém với corticoid, kháng corticoid hoặc chống chỉ định dùng corticoid thì dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch, nhưng phải theo dõi sát các tác dụng phụ của thuốc. Phối hợp điều trị các triệu chứng và biến chứng nếu có.

Việc điều trị hội chứng thận hư thứ phát phải tùy theo nguyên nhân gây bệnh.

5. Phòng bệnh hội chứng thận hư bằng cách nào?

Hội chứng thận hư có diễn biến lâu dài nên bệnh nhân cần được theo dõi định kỳ bởi các bác sĩ chuyên khoa. Điều chú ý là bệnh nhân không được tự ý dùng các thuốc ức chế miễn dịch. Để phòng bệnh, cần phòng tránh nhiễm lạnh đường hô hấp trên, các bệnh viêm da. Khi phát hiện các bệnh này, cần khám và điều trị kịp thời. Bệnh nhân không tự ý bỏ thuốc, hoặc uống giảm liều thuốc; không dùng các thuốc không rõ nguồn gốc.

Tác giả: Tuệ Nghi