Hoá trị ung thư tuyến tiền liệt là gì? Khi nào cần?

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Hoá trị ung thư tuyến tiền liệt là gì? Khi nào cần?
Hoá trị ung thư tuyến tiền liệt là phương pháp sử dụng thuốc chống lại tế bào ung thư tiêm vào tĩnh mạch hoặc đưa vào bằng đường uống. Thuốc xâm nhập vào máu đi khắp cơ thể.

1. Khi nào sử dụng hoá trị ung thư tuyến tiền liệt?

Hoá trị là phương pháp được chỉ định sử dụng khi mà tế bào ung thư đã lan ra bên ngoài tuyến tiền liệt và liệu pháp hormone không còn hiệu quả nữa. Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng hoá trị ung thư tuyến tièn liệt cũng có thể hữu ích nếu kết hợp cùng với liệu pháp hormone.

Hoá trị không phải là phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên thì một vài nghiên cứu đang tìm kiếm xem có thể sử dụng hoá trị ung thư tuyến tiền liệt trong một thời gian ngắn sau phẫu thuật hay không.

2. Thuốc hoá trị sử dụng trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Đối với bệnh ung thư tuyến tiền liệt thì các  thuốc hoá trị thường được sử dung kết hợp. Một vài loại thuốc hoá trị được sử dụng để điều trị trong hoá trị ung thư tuyến tiền liệt bao gồm:

- Docetaxel (Taxotere)

- Cabazitaxel (Jevtana)

- Mitoxantrone (Novantrone)

- Estramustine (Emcyt)

Trong đa số các trường hợp thì loại thuốc hoá trị ung thư tuyến tiền liệt đầu tiên được chỉ định là docetaxel kết hợp cùng với thuốc steroid. Nếu như thuốc này không có tác dụng hoặc dừng hoạt động thì cabazitaxel thường là loại thuốc hoá trị tiếp theo được sử dụng. Mặc dù vẫn có thể có những lựa chọn điều trị bệnh khác.

Cả hai loại thuốc hoá trị ung thư tuyến tiền liệt này đều được chứng minh là giúp nam giới sống lâu hơn so với tỷ lệ trung bình loại thuốc cũ. Nhóm thuốc này có thể làm chậm lại sự phát triển của tế bào ung thư đồng thời làm giảm các triệu chứng và làm cho chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được cải thiện.

Tuy vậy thì hoá trị ung thư tuyến tiền liệt vẫn khó có thể chữa khỏi bệnh.

Các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân làm hoá trị theo chu kỳ. Cứ sau một lần hoá trị bệnh nhân sẽ được nghỉ ngơi một thời gian để cơ thể có thời gian phục hồi. Mỗi một chu kỳ sẽ kéo dài khoảng một vài tuần.

3. Tác dụng phụ của hoá trị ung thư tuyến tiền liệt

Thuốc hoá trị sau khi được đưa vào cơ thể sẽ tấn công những tế bào ung thư đang phân chia trong cơ thể như một nguyên tắc hoạt động chống tế bào ung thư. Những tế bào này có thể nằm trong tuỷ xương (nơi tạo ra các tế bào máu mới cho cơ thể), nằm trong niêm mạc miệng, ruột, ....

Những tế bào này có thể bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của hoá trị ung thư tuyến tiền liệt. Tuỳ thuộc vào liều lượng, thời gian dùng, thể trạng của người bệnh mà tác dụng phụ cũng xảy ra khác nhau. Dưới đây là những tác dụng phụ của hoá trị ung thư tuyến tiền liệt có thể gặp:

- Rụng tóc

- Loét nhiệt miệng

- Ăn không ngon

- Buồn nôn, ói mửa

- Tiêu chảy

- Tăng nguy cơ bị nhiễm trùng do bạch cầu giảm

- Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu do tiểu cầu giảm

- Mệt mỏi

Những tác dụng phụ này có thể biến mất sau một thời gian khi kết thúc điều trị và được hỗ trợ bằng thuốc hoặc vật lý trị liệu.

Nếu như nhận thấy có bất kì tác dụng nào sau hoá trị ung thư tuyến tiền liệt thì bệnh nhân cần phải nói cho bác sĩ biết để có thể hỗ trợ giải quyết kịp thời. Trong một vài trường hợp có thể phải giảm liều thuốc hoá trị hay trì hoãn điều trị hoặc thậm chí là dừng lại hẳn việc hoá trị ung thư tuyến tiền liệt tránh cho tình hình trở nên tồi tệ hơn.


Nguồn dịch: https://www.cancer.org/cancer/prostate-cancer/treating/chemotherapy.html

Tác giả: Phạm Thanh